8 điều bạn cần tránh khi đàm phán tăng lương

Lượt xem: 59,509

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

careerviet.vn="" data-sheets-hyperlinkruns="{" data-sheets-textstyleruns="{" data-sheets-userformat="{" data-sheets-value="{" em="" hay="" https:="" i="" khi="" m.="" merchandiser="" mong="" n="" ng="" nhanh="" o="" t="" u="" viec-lam="" y="">Công việc nào cũng vậy, bất kể là developer, merchandiser hay business analyst khi nói chuyện về lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều, quá nhanh mọi việc sẽ đem lại kết quả trái với mong đợi.

Xem thêm: Cách deal lương hiệu quả nhất với nhà tuyển dụng

Trước khi yêu cầu tăng lương bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bạn, chỗ đứng của bạn trong công ty cũng như mức lương cho công việc của bạn ở mức nào là hợp lý. Một trong những vấn đề mà bạn thường gặp phải khi yêu cầu tăng lương đó là không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Khi nào là đúng thời điểm? Nói những gì là hợp lý?...

Dưới đây là 8 lỗi phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải khi đề nghị tăng lương:

1.Quá vội vàng

 Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn đã cẩn thận ghi ra giấy những yêu cầu bạn muốn nói với sếp như chức vụ bạn muốn, mức lương mới hay trách nhiệm công việc bạn đảm đương cần giảm bớt. 

 Sự thật: Những điều đó mới chỉ là yêu cầu của bạn muốn được sếp thỏa mãn nhưng bạn lại không có những thông tin hay yếu tố nào để thuyết phục sếp rằng “tại sao tôi lại cần tăng lương cho bạn?” 

Lời khuyên: Trước khi đến gặp sếp, bạn cần phải chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như câu trả lời cho mọi tình huống. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin như mức lương mới nào là hợp lý? Vị trí của bạn trong công ty được đánh giá như thế nào?... để đảm bảo bạn kiểm soát được buổi nói chuyện.

2. Ngần ngại khi yêu cầu tăng lương

Sai lầm: Bạn cho rằng mức lương hiện tại của bạn là được quyết định bởi bộ phận quản lý nhân sự và khó có thể thay đổi. Nếu có nói với sếp thì sếp cũng không giải quyết được vấn đề.

 Sự thật: Điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế mức lương của bạn không chỉ được quy định bởi bộ phận nhân sự mà còn bởi những nhận xét của sếp. 

Lời khuyên: Hãy liên lạc với cả sếp và bộ phận nhân sự của công ty để nói về vấn đề lương của bạn.

3. Đưa ra yêu sách để mong được tăng lương

Sai lầm: Bạn nói với sếp rằng nếu bạn không được tăng lương trong thời gian tới thì bạn sẽ ra đi. Bạn còn nói thêm rằng đang có một công ty mời bạn với mức lương cao hơn hiện nay. 

Sự thật: Bạn có thể sẽ thành công với “yêu sách” đó nhưng chỉ vài tháng sau, công ty buộc phải cắt giảm ngân sách. Họ bắt đầu cho nghỉ việc một số nhân viên và trong đó có bạn bởi vì bạn là một trong những người được hưởng mức lương cao nhất trong công ty.

Lời khuyên: Nếu bạn muốn được tăng lương, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp về những gì bạn đã đóng góp cho lợi nhuận công ty vì thế công ty có thể xem xét lại mức lương cho bạn được hay không?

4. Bịa ra một câu chuyện

Sai lầm: Bạn dựng lên một câu chuyện rằng bạn đang trong thời điểm có nhiều việc phải chi tiêu, bạn cần phải mua nhà lớn hơn vì con cái đã lớn, bạn phải nuôi hai đứa con đi học đại học, phải mua xe…Bạn mong nhận được sự cảm thông của sếp

Sự thật: Đây là nơi làm việc vì vậy những quyết định dựa trên tình cảm chắc chắn không tồn tại. Hơn thế nữa, khi sếp phát hiện ra bạn nói dối thì mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào?

Lời khuyên: Để có thể được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng với sếp về tầm quan trọng và những đóng góp của bạn cho công ty ngày càng tăng. Từ đó sếp sẽ đánh giá giá trị của bạn với mức lương phù hợp. Hoặc bạn hỏi sếp về những công việc hoặc dự án thêm để bạn có thể kiếm thêm thu nhập.

5. Chỉ quan tâm đến mức lương

Sai lầm: Bạn thường không quan tâm đến mức thưởng của công ty vì bạn nghĩ đó là quy định từ lâu và không thể thay đổi, hơn nữa chúng cũng không đáng bao nhiêu.

Sự thật: Các mức thưởng được đề ra vì nhu cầu của công ty theo thời gian nhất định. Có rất nhiều loại thưởng như ngày phép, tiền thưởng vì làm tốt công việc hay tiền thưởng chung cho ngày lễ…Vì thế nên nếu bạn có lý do chắc chắn thì bạn có thể đề nghị được công ty khen thưởng.

Lời khuyên: Bạn không nên do dự hay băn khoăn vì không có gì là không thể thay đổi nếu bạn chưa thử. Hãy trình bày với sếp về tình hình công việc của bạn thời gian qua đạt kết quả cao như thế nào, bạn nỗ lực ra sao. Qua đó bạn thể hiện mong muốn được nhận sự động viên khích lệ từ công ty.

6. Quá đề cao bản thân 

Sai lầm: Bạn quá tự cao và đôi khi nói những điều bạn không có khả năng thực hiện để nâng cao giá trị bản thân nhằm đòi hỏi một mức lương cao.

Sự thật: Bạn phóng đại về khả năng của mình và hứa hẹn nhiều điều bạn không thực hiện được. Tuy nhiên, bất kỳ người sếp nào cũng dễ dàng nhận ra những điều đó, họ luôn biết nhân viên của họ làm việc như thế nào.

Lời khuyên: Hãy tự tin vào bản thân và cố gắng hoàn thành tốt công việc thay vì tự tang bốc mình nên dễ gây phản cảm cho mọi người. Sếp sẽ nhìn nhận thực tế và đưa cho bạn những gì bạn xứng đáng được nhận.

7. Lo ngại nếu bị từ chối yêu cầu

Sai lầm: Bạn cảm thấy lo lắng về khả năng thất bại của yêu cầu tăng lương nên bạn chần chừ nhiều lần không nói ra mong muốn của mình.

Sự thật: Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc đàm phán với sếp nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và tự tin vào bản thân. Hãy tưởng tượng bạn là người mua và đang cố gắng để mua được một món hàng tốt với giá thấp nhất. Không nên do dự khi đặt ra câu hỏi, theo đuổi cơ hội đến cùng và bạn sẽ nhận được tín hiệu thành công.

Lời khuyên: Hãy nói chuyện với sếp bằng tất cả sự tự tin.

8. Chỉ tập trung vào một cơ hội

Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn phải dồn toàn tâm toàn sức cho lần thương lượng lương này nếu muốn thành công.

Sự thật: Trong mọi tình huống nếu có nhiều cơ hội để lựa chọn bao giờ cũng tốt hơn là chỉ có duy nhất. Thử tính toán đến những phương án dự phòng như tăng thêm ngày phép hay tiền thưởng nếu tăng lương có vẻ không phù hợp với công ty trong thời điểm này.

Lời khuyên: Có nhiều cơ hội để lựa chọn sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn vì thế cũng dễ thành công hơn. Luôn tin rằng mất cơ hội thì cơ hội khác sẽ lại đến và chỉ cần bạn luôn cố gắng.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay