8 loại người không nên đắc tội

Lượt xem: 14,095

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Trong công việc, bạn phải tiếp xúc với rất nhiều loại người khác nhau, hãy thận trọng trong từng cách ứng xử của mình và tránh đắc tội với những người đồng nghiệp ở những vị trí dưới đây:

1. Tài vụ

Mức độ nguy hiểm: *****

 Bạn đừng nghĩ rằng bộ phận tài vụ chỉ phụ trách việc làm sổ sách và viết hóa đơn. Trong thời đại số hóa hiện nay, công việc thống kê số liệu của phòng tài vụ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và quyết định đến thành tích dự toán công việc của bạn. Sự hiểu biết của họ với các bộ phận nghiệp vụ khác chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên và với những người sếp bó chặt trong tài chính cũng phải lắng nghe họ. 

2. Tai mắt của sếp

Mức độ nguy hiểm: ***** 

Khi bạn chân ướt chân ráo vào công ty, tồn tại được với công việc và đôi khi cả việc tăng lương cũng cần dựa vào những người này bởi họ có mặt khắp mọi nơi, với họ việc đến muộn hay về sớm là chuyện nhỏ, nhưng chỉ cần họ muốn làm thì bất cứ lúc nào cũng có thể làm khó bạn, và dù bạn có biểu hiện tốt đến đâu đi nữa thì cũng khó có cơ hội tiếp cận với sếp.

Nhắc nhỏ: Những tai mắt nhanh nhạy là người mà sếp cần, hãy nhớ rằng dù bạn có để mình thả lỏng đôi phút đâu đó đang có ánh mắt đang theo sát bạn. 

3. Thư ký

Mức độ nguy hiểm: ***** 

Ngoài phụ trách hành chính và nghiệp vụ, thư ký luôn là nhân vật hàng đầu của công ty. Họ gần gũi với sếp, giúp đỡ sếp trong mọi tình huống thậm chí còn là người tình của sếp, nếu đắc tội với họ có nghĩa là bạn đã rút ngắn thời gian làm việc của mình, chỉ cần một vài lời nói của họ với sếp cũng đủ để một năm nỗ lực làm việc trở nên vô ích. 

Nhắc nhỏ: Với những người có tính quyết định đến sự thành bại trong công việc của bạn, lời nói của họ đáng giá ngàn vàng và không ít hơn sự nỗ lực làm việc của bạn. 

4. Người trung thành với sếp

Mức độ nguy hiểm: ***** 

Họ có thể là bạn, người quen thân, hàng xóm thậm chí là vợ hay người tình của sếp, khi họ thể hiện uy quyền của mình thì ngay đến giám đốc chủ quản cũng nể mặt họ huống hồ là nhân viên bình thường như bạn? Nếu họ muốn cho bạn nghỉ việc thì ngoài việc bạn tự xin nghỉ việc nếu không kết cục sẽ chỉ có bạn là người thiệt thòi. 

Nhắc nhỏ: Những nhân vật như này có thể sẽ xuất hiện thường xuyên trong công ty, do đó bạn cần chú ý và giữ khoảng cách với họ, thể hiện sự nể trọng và từ tốn luôn tươi cười với họ là lựa chọn tốt nhất. 

5. Đồng nghiệp

Mức độ nguy hiểm: *** 

“Bán họ hàng xa, mua láng riềng gần”, với đồng nghiệp trong cùng văn phòng cách bạn một khoảng cách của chiếc bạn làm việc, mọi hành động của bạn không tránh khỏi ánh mắt của họ, ngay cả khi nội dung nói chuyện điện thoại của bạn họ cũng không để lọt một câu, nếu để họ trở thành đối thủ cạnh trang của bạn thì thật là tồi tệ.

Cảnh cáo: Khi cạnh bạn có quả bom hẹn giờ như vậy, hãy đeo kính râm hàng ngày và bảo quản chặt chẽ những giấy tờ quan trọng. 

6. Phụ trách tạp vụ

Mức độ nguy hiểm: ** 

Vẻ bề ngoài có thể bạn không mấy chú ý đến họ, nhưng bạn thường không rời họ đến một bước, từ những việc vặt như sổ ghi nhớ đến thiết bị công sở, nếu không muốn rắc rối với các việc trên thì bạn hãy thân mật với họ. 

Nhắc nhỏ: Rất có thể việc thăng tiến của bạn có liên quan đến họ vì vậy đối xử gần gũi và thân thiết với họ chắc chắn chỉ có lợi cho bạn. 

7. Nhân viên quản lí máy tính

Mức độ nguy hiểm: *** 

Nếu thay đổi cách gọi công việc của họ bạn sẽ thấy sự lợi hại của những nhân viên tư vấn quản lý này. Trong thời đại thông tin hiện nay, thông tin là nguồn vốn và sinh mệnh của công ty, những người này trực tiếp đảm báo tính an toàn của hệ thống máy tính và nắm trong tay tài liệu bảo mật của công ty, đương nhiên có cả thông tin của bạn. Chỉ cần một tác động nhỏ của họ rất có thể thông tin tài liệu của bạn sẽ không cánh mà bay, đến lúc này bạn mới hiểu ra tầm quan trọng của sự việc thì đã quá muộn. 

8. Đồng nghiệp ở bộ phận khác

Mức độ nguy hiểm: **** 

Muốn để thành tích của mình được nổi bật bạn càng cần hiểu được sự thiết yếu của việc đoàn kết hợp tác trong công việc. Nếu công việc khi thực hiện ở từng bộ phận có thể không được thuận lợi và hiệu quả thấp, nhưng khi được mọi người cùng hợp lực hoàn thành thì kết quả ngược lại. 

Nhắc nhỏ: Hợp tác làm việc là đức tính chuyên nghiệp được nhiều doanh nghiệp chú trọng, hãy học cách xác lập mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay