8 "mẹo" để quản lý nghề nghiệp của bạn
Lượt xem: 14,337Giữa một nhịp sống có nhiều cạnh tranh như hiện nay, làm sao để duy trì và thăng tiến trong công việc quả là điều không dễ dàng gì...
Sau đây là một số phương cách sẽ giúp bạn luôn nắm được thế chủ động trong công việc và tạo được nền tảng để thăng tiến:
1. Nắm bắt "nhiệt độ" nghề nghiệp của bạn:
- Bạn có thể phát triển những kỹ năng mới trong năm nay, đặc biệt là những kỹ năng về máy vi tính?
- Bạn sẵn sàng bước ra ngoài phạm vi "an toàn" của mình để có một bước tiến mới trong công ty của bạn và học thêm một phần mới của công việc?
- Bạn có trở thành người tìm ra giải pháp cho một vấn đề thực sự nào đó?
- Bạn có đọc những bài viết mới về nghề nghiệp của bạn và chia sẻ nó với đồng nghiệp?
- Bạn có thể hoặc đã từng khám phá ra một yêu cầu không được giải quyết thỏa đáng trong công ty và bạn tình nguyện hoàn thành nó?
- Bạn có biết những gì đồng nghiệp hay khách hàng nghĩ về bạn?
- Bạn có đang phát triển những kỹ năng quản lý dự án?
2. Tạo một kế hoạch hai năm cho nghề nghiệp của bạn. Hãy có một kế hoạch đủ linh hoạt để thích hợp với sự phát triển của công ty bạn. Viết ra những mục tiêu và những kế hoạch và gạn lọc lại. Tiến trình suy nghĩ và viết ra sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn về tương lai của bạn.
3. Đặt ra một phương án B. Hãy có một kế hoạch hỗ trợ để đề phòng trường hợp bạn có thể bị mất việc. Bắt đầu để dành nhiều tiền hơn. Ba đến sáu tháng của sự tiết kiệm sẽ là "bàn thắng" của bạn!
4. Xây dựng "thương hiệu cá nhân". Một thương hiệu cá nhân sẽ nói lên những sức mạnh, kỹ năng, sự thành thạo và những đặc điểm duy nhất của bạn và "đóng gói" chúng vào trong một sự chứng minh "quyền lực", phân biệt bạn với "đối thủ" của bạn. Điểm trung tâm của dấu ấn cá nhân được dựa trên tính xác thực.
Dấu ấn cá nhân ảnh hưởng đến chuyện mọi người sẽ chấp nhận bạn như thế nào, đem lại niềm tin, và khuyến khích các sếp trong công ty sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến! Nó cũng sẽ là nền tảng giúp bạn thành công hơn!
5. Xây dựng một hệ thống làm việc "chung sức" tự nhiên và có hiệu quả mạnh với những người bạn và những đồng nghiệp có chuyên môn cao. Lên một danh sách những cái tên và giữ liên lạc thường xuyên. Danh sách này gồm những đồng nghiệp, bạn bè, những người bạn cùng lớp, những hàng xóm và cả những người bạn quen biết trong các môi trường giao tiếp khác... Bạn có thể liên hệ với họ mỗi ngày hoặc mỗi tháng. Điều này cũng đơn giản thôi! Vài câu email hay một tin nhắn vào điện thoại di động là đủ. Nhưng ngược lại, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ những mối quan hệ như thế!
6. Nhận biết những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và cố gắng quen biết họ. Hãy tạo ra những cách để gặp họ. Tình nguyện tham gia trong một hay nhiều dự án mà họ đặt ra, hay viết một ý kiến bình luận về quyển sách của các chuyên gia rồi gửi đến cho họ... Hoặc tham dự các buổi hội thảo của họ và xin danh thiếp của họ sau buổi hội thảo... Những mối quen biết ấy cũng sẽ rất hữu ích cho nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
7. Xác định một tổ chức chuyên nghiệp có uy tín trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và tham gia nếu có thể. Nếu bạn có đủ khả năng gia nhập một câu lạc bộ, một tổ chức có uy tín nào đó về nghề nghiệp hiện tại của bạn, bạn hãy mạnh dạn đăng ký gia nhập. Chính những môi trường như thế sẽ giúp bạn thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình với những kinh nghiệm bạn được chia sẻ...
8. Tạo ra hai phút có lợi cho chính mình. Xác định vắn tắt bạn là ai, bạn làm gì, lịch sử công việc của bạn; những thành công, những thế mạnh chuyên nghiệp, những kỹ năng và những dự án sắp tới của bạn là gì... Hãy tạo ra nó và luôn nhắc lại nó. Sau đó bạn có thể chia sẻ điều này với những người mà bạn có thể. Đó là một cách tuyệt vời để bạn "tiếp thị" chính mình!