8 suy nghĩ ngớ ngẩn trong sự nghiệp

Lượt xem: 13,626

Những điều nêu ra trong bài viết dưới đây là những vấn đề mà chúng ta rất hay mắc phải...

Làm cho xong chuyện

Triệu chứng điển hình: Suy nghĩ miễn cưỡng, thiếu trách nhiệm trong công việc, che dấu việc làm chưa tốt. 

Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, vẫn có người đứng ngoài vòng quay của cuộc sống và công việc, làm mọi việc theo cách nghĩ của riêng mình, coi mọi việc của tập thể không liên quan đến bản thân. 

Phân tích: Loại người này có hai loại: Một là quá hồn nhiên, lười nhách, yêu cầu cao với cuộc sống, muốn sống thoải mái nhưng không sẵn sàng phấn đẩu. Hai là già vờ ngây thơ, thực tế họ khá thông minh, có năng lực nhưng thiếu suy nghĩ, tỏ ra lười nhác thực chất là làm việc mông lung. 

Biện pháp: Nếu bạn thuộc tuýp người thứ nhất, bữa trưa miễn phí rất thích hợp với bạn, dù bạn may mắn một hai lần, nhưng nếu gặp phải tình huống cắt giảm nhân lực thì hãy dè chừng, bạn sẽ là người đầu tiên có tên trong danh sách thôi việc của sếp. Nếu bạn thuộc tuýp thứ hai, với bạn công việc có thể chỉ là giải trí bạn không tham vọng dựa vào công việc để kiếm tiền, đó là quan niệm của riêng bạn. Vì vậy, chủ động thôi việc sẽ tốt cho bạn hơn là đến khi bị cho thôi việc. 

Không có khái niệm về khủng khoảng 

Triệu chứng điển hình: Nhân viên quản lý mạng thường có suy nghĩ này.

Phân tích: Trên thực tế, không chỉ có các công ty mạng mới gặp phải nguy cơ về khủng khoảng, sự nghiệp của mỗi người đều trải qua giai đoạn này. Có nguy cơ về cạnh tranh và cả nguy cơ thất nghiệp. Vì vậy, chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với vấn đề này, để nếu có thật sự xảy ra bạn cũng không bị bất ngờ. 

Biện pháp: Hãy quan sát tình hình công việc hàng ngày của đối thủ cạnh tranh; trau dồi bản thân kiến thức và nhắc nhở bản thân dũng cảm đối diện với mọi tình huống có thể xảy ra. 

Không nạp điện nếu chưa bị tiêu hao

Triệu chứng điển hình: Những thứ không liên quan đến công việc không cần tìm hiểu!

Phân tích: Mặc dù công việc hiện tại có thể hoàn thành dễ dàng nhưng bạn sẽ có cảm giác bị sáo rỗng. Nếu bạn nghĩ rằng bản lĩnh mình hiện đã là đủ thì tại sao lại phải xuất hiện những lớp tập huấn, bồi dưỡng. Cùng một cơ hội, ai biết nhiều hơn tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn nhiều lần. 

Biện pháp: Sự học hỏi và trau dồi là điều không thể thiếu để bạn nạp điện cho chính mình trong sự nghiệp. Không ngừng theo đuổi mục tiêu lớn hơn, tuy nhiên không nên học hỏi một cách mù quáng, theo mốt, hãy lựa chọn những điều có giá trị ứng dụng để học tập. 

Làm quá nhiều việc parttime

Triệu chứng điển hình: Chỉ cần có cơ hội kiếm tiền, bạn đều sẵn sàng lao vào.

Phân tích: Công việc bán thời gian giúp bạn phát huy thế mạnh của riêng mình và khoản thu thêm dồi dào, vì vậy rất nhiều người thích thú với công việc này. Nếu bạn có năng lực và cơ hội thích hợp thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu cùng lúc làm 4, 5 công việc đến chóng mặt thì sẽ có ngày bạn hối hận vì sự tham lam của mình.

Biện pháp: Bạn cần hiểu rằng, làm 100 trăm công việc không có nghĩa là bạn sẽ trở nên giàu có. Làm việc bán thời gian quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến công việc chính và sự nghiệp của bạn. Nếu cảm thấy công việc hiện tại không thích hợp, hãy tìm kiếm công viêc bạn yêu thích. Không nên kiêm quá 3 việc trong cùng một thời điểm 

Thiếu chủ động 

Triệu chứng điển hình: Thiếu chủ động đưa ra ý tưởng, chỉ lên tiếng khi được hỏi. 

Phân tích: Nếu bạn là người nhân viên như trên, hãy nghĩ đến suy nghĩ của cấp trên, khi ở vị trí của anh/ chị ta, bạn sẽ xử trí ra sao? Đương nhiên mong muốn sự sáng tạo và hết mình vì công việc. Thành quả là công sức chung của tập thể, nếu thiếu đi sự nỗ lực của một người thì công việc sẽ khó suôn sẻ, phải không nào? 

Nếu đặt bạn vào vị trí người nhân viên để xem xét mọi việc. Có thể anh/ chị ta đang e sợ sự hiểu lầm từ sếp. Có thể do bạn chưa kịp thời nói chuyện với anh/ chị ta, hãy để họ biết bạn rất quan tâm đến ý kiến và sự sáng tạo của anh/ chị ta. Để xaay dựng một không khí thoải mái, hãy để từng người thể hiện suy nghĩ của riêng họ, sẽ rất có ích cho bạn. 

Bỏ qua cơ hội trước mắt 

Triệu chứng điển hình: E sợ thất bạn, không dám thử thách công việc mới, hay có trình độ cao. 

Phân tích: Không ai sinh ra có thể làm một công việc hoàn toàn mới, kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình bạn học tập và làm việc. Sự sợ hãi và rụt rè chỉ khiến bạn mất đi cơ hội mà thôi. Cấp trên sẽ thất vọng không phải vì bạn chưa làm tốt công việc mà ngay cả cơ hội thử thách bạn cũng không dám. Nếu bạn thực sự cố gắng mà không đạt được mục tiêu cấp trên đặt ra, cũng không quan trọng, bởi ít nhất bạn đã từng cố gắng. Nhưng từ chối cơ hội nghữa là bạn không đủ dũng cảm và sự nhiệt thành với công việc, điều này là vô cùng cấm kị. 

Dựa dẫm người bảo trợ và thể hiện sự hơn người

Triệu chứng điển hình:Gián tiếp đưa ra thông điệp: “ Bạn quen với XXX ….” 

Phân tích: Ai cũng muốn có quan hệ tốt với cấp trên, để thiết lập mối quan hệ đó bạn cần làm việc chăm chỉ, năng động nhưng dù quan hệ có tốt đến đâu cũng đừng để người khác biết rằng bạn đang dựa vào quyền uy của anh/chị ta. 

Công sở là nơi mang tính lợi ích tập thể, dù bạn thân thiết với cấp trên đến đâu, cũng không thể thay bạn gánh lỗi. Hơn nữa, bạn làm việc vì bản thân bạn chứ không phải cho sếp. 

Biện pháp: Có mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên là vô cùng quan trọng, nhưng tuyệt đối không nên để người khác hiểu rằng bạn là XXX của sếp. 

Thiếu sự sáng tạo trong công việc

Triệu chứng điển hình: Chỉ hoàn thành công việc trong trách nhiệm và bổn phận, thiếu sáng tạo và tính linh hoạt trong quá trình làm việc

Phân tích: Hãy đừng là một người nhân viên thiếu năng động. Nếu ngay cả động não suy nghĩ cho công việc bạn cũng bỏ qua, chỉ làm việc như một cái máy, thiếu đi suy nghĩ của riêng mình, thì công việc dù hoàn thành cũng thiếu đi sự phong phú. Cấp trên yêu thích nhân viên có tính sáng tạo trong suy nghĩ và phát huy chúng tối đa. 

Biện pháp: Học tập và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thường xuyên. Hãy để tính sáng tạo được phát huy trong mọi công việc

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay