9 lí do từ chối tệ hại
Lượt xem: 18,905Viện lí do để từ chối một việc nào đó là điều hoàn toàn bình thường, việc bạn sử dụng lí do ở mức độ nào là rất quan trọng, bởi nó phản ánh sự thành công hay thất bại của bạn trong công việc.
“Mình đang rất bận, hãy để đến tuần tới nhé!”
Đây là câu từ chối điển hình khi bạn muốn kéo dài thời gian. Nếu tiến độ làm việc của một người được tuân theo kế hoạch thời gian qui đinh thì anh/ chị ta khi tiếp nhận công việc sẽ cho bạn biết tại sao không thể hoàn thành, anh/ chị ta đang bận vào việc khác, khi nào có thể tiếp tay cho công việc đó. Bạn sẽ phát hiện xung quanh bạn có rất nhiều đồng nghiệp dù thực tế họ có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhưng lại luôn kéo dai thời gian và đẩy công việc xuống dưới.
“Mình bận quá, không nhớ nỗi nữa”
Chúng ta khó mở lời trách cứ cho người vì lượng công việc quá nhiều mà quên đi việc nào đó. Nhưng người đó có thực sự bận đến mức độ đó? Thực tế, nếu một việc quan trọng thì ta sẽ tìm mọi cách ghi nhớ như: nhờ đồng nghiệp nhắc nhở, ghi nhớ trong điện thoại, máy tính, hay ghi trong sổ tay. Tiền đề của việc quên đó là do bạn quá bận rộn nhưng với mọi người bạn quên việc bởi bạn đang nỗ lực vì công việc khác.
“Không phải do mình không cố gắng, là bởi đối thủ quá mạnh”
Đây là lí do thường gặp nhất khi chúng ta tìm kiếm lí do cho sự thất bại của mình. Khi gặp khó khăn, sự tích cực khắc phục và ứng phó với vấn đề sẽ giúp bạn phát huy được tiềm năng của mình. Đối thủ quá mạnh có nghĩa là bạn kém hơn và phủ định chính khả năng bản thân.
“Việc này không liên quan đến tôi”
“ Gắp lửa bỏ tay người ” là ý nghĩa của câu nói trên. Một số người luôn tỏ ra mình không quan hệ với việc do chính mình gây ra nhưng thực chất họ đang che dấu lỗi của chính bản thân.Ở công ty, thành tích được tạo ra từ sự phấn đấu hợp tác của mỗi cá nhân, vấn đề nảy sinh từ một người cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình công việc.
“Trước đó không ai nói cho tôi cả”
Điều chúng ta nói đến không phải là qui trách nhiệm vì không được thông báo trước. Lí do này là do bạn không nắm rõ tính chất công việc.
“Chúng tôi từ trước đến nay vẫn xử lí công việc như vậy”
Khi công việc không có sự bứt phá hay sự bảo thủ không thể thay đổi, chúng ta thường nghĩ đến lí do này. Một người nhân viên thiếu sự sáng tạo thường chỉ nghĩ đến phương thức làm việc truyền thống, hay người lãnh đạo không cần người nhân viên ưa thích cạnh tranh nhưng thích chiều theo ý nhân viên bởi họ không có chính kiến riêng, như vậy họ cần tự mình gánh lấy mạo hiểm lớn trên thương trường.
“Họ không muốn hiểu tôi”
Nhiều người mong muốn sự an ủi động viên từ người khác, xa rời tập thể và thụ động trong giao tiếp. Trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, nói một là một. Hãy hiểu rằng không phải ai cũng có thời gian và tình nguyện phí công sức để tìm hiểu bạn. Bất kể bạn làm việc gì cho công ty, bạn cũng cần biểu hiện cho sếp và đồng nghiệp thấy được năng lực và thành tích của bạn.
“Làm việc vì tiền lương”
Có một số người vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà bị cấp trên phê bình, lúc này họ sẽ có ý nghĩ bạn tiêu tốn thời gian làm việc chỉ là đợi đến ngày lĩnh lương. Tôi không phải là không có năng lực chỉ vì lương bổng không đáp ứng được mong muốn, vì vậy tôi không muốn phát huy hết khả năng của mình. Nhưng thực tế cho thấy, người có suy nghĩ trên là những người mà sức lao động họ bỏ ra tỉ lệ nghịch với tiền lương học nhận được. Nếu một người làm việc trên thương trường tư duy chỉ dừng lại ở khái niệm sinh tồn bằng việc tiêu tốn thời gian của mình thì họ khó có thể nhận được mức lương mình mơ ước!
Loại bỏ lí do bằng sự căng thẳng và trật tự
Bạn thường cho rằng căng thẳng là không có lợi, sự thư giãn và ổn định là mục tiêu theo đuổi của chúng ta. Cách nói này không hoàn toàn đúng bởi nếu một người từ sáng đến tối đều không có chút căng thẳng nào vậy anh/ chị ta sẽ không có động lực để hoàn thành một việc gì đó. Con người nên duy trì sự căng thẳng ở mức độ nhất đinh và có thái độ tích cực. Căng thẳng tích cực có nhiều loại như khi bạn cần hoàn thành gấp công việc trước mắt để công việc của bạn có được sự đánh giá tốt. Áp lực này giúp bạn phát huy được khả năng tiềm ẩn và sử dụng thời gian một cách hữu ích.
Quản lý hợp lý dựa trên trật tự sẵn có, bạn cần xây dựng mối quan hệ căng thẳng tích cực với cấp dưới, bao gồm gia tăng áp lực công việc cho chính mình. Thực tế, việc lợi dụng bất cứ lí do gì đều tốn công vô ích bởi khi bạn đưa ra lí do ở mức độ nào tức là bạn đã mất đi thành công của bản thân ở cấp độ đó.