9 phẩm chất cần có của một lãnh đạo
Lượt xem: 173,970Phẩm chất của người lãnh đạo thành công cần có những gì? Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo – một người đứng đầu thực sự dẫn dắt đội ngũ nhân viên. Người lãnh đạo có thể là giám đốc, tổng giám đốc hoặc team leader. Cùng tìm hiểu để trở thành một người lãnh đạo tài giỏi cần có những phẩm chất và kỹ năng nào cùng CareerViet.
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là việc hoạch định hướng đi, tổ chức, phân chia, sắp xếp công việc, thúc đẩy đội nhóm, tập thể hành động để hoàn thành mục tiêu chung, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bản thân Người có kỹ năng lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, khả năng tư duy chiến lược, các kỹ năng mềm và biết cách kết nối nhân viên tạo nên sức mạnh. Lãnh đạo không phải chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác nhau.
Kỹ năng lãnh đạo là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
16 gợi ý giúp bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trò gì trong tổ chức?
Người lãnh đạo có khả năng nhìn nhận được hướng đi đúng đắn, hoạch định con đường để đạt được mục tiêu, triển khai, điều phối, kết nối và phát huy được hết khả năng của nhân viên, giúp đưa tổ chức ngày càng phát triển. Có thể thấy được vai trò to lớn của người lãnh đạo, quyết định rất lớn đến thành công của tổ chức. Một người lãnh đạo tài giỏi sẽ trở thành tấm gương, động lực tiến lên cho cả tập thể công ty.
Xem thêm:
Bí quyết trở thành lãnh đạo giỏi
Lãnh đạo điều phối hoạt động trong tổ chức
Những phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo thành công
Công bằng, chính trực
Khi đánh giá một người lãnh đạo có thành công hay không? Việc đầu tiên nên làm là nhìn vào sự đoàn kết , sức mạnh và làm việc hiệu quả công việc của tập thể mà người đó lãnh đạo. Yếu tố giúp các nhân viên giữ được sự kết nối, không so sánh nhau chính là do sự chính trực, đối xử đồng đều và đánh giá công bằng tạo ra. Điều này còn giúp nhân viên tập trung vào công việc và tôn trọng người lãnh đạo của mình.
Công bằng tạo ra sức mạnh đoàn kết (Nguồn: Internet)
Sẵn sàng trao quyền cho nhân viên
Thể hiện qua sự tin tưởng dành cho nhân viên nhưng việc này khá khó bởi nó có nghĩa là phân quyền cho nhân viên. Nếu người nhân viên chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm rất dễ ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến bộ phận, tổ chức và cả người lãnh đạo. Việc trao quyền giúp người lãnh đạo giảm bớt gánh nặng công việc có thể tập trung cho các dự án lớn hơn, đồng thời cũng khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, lãnh đạo vẫn phải theo dõi tiến độ và đảm bảo nhân viên đủ khả năng nhận lấy quyền quyết định hay làm gì đó, song song vẫn đi kèm sự chỉ dẫn và góp ý kịp thời.
Xem thêm:
Nguyên tắc thiết yếu trong ủy quyền
Phán đoán, phân tích vấn đề
Đây là yếu tố khác biệt của người lãnh đạo và nhân viên, họ có thể nhìn thấy được vấn đề ngay từ đầu và phán đoán, phân tích vấn đề nhanh chóng dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Ngoài ra họ cũng biết vấn đề của mình là gì và thay đổi bản thân, cách quản lý tốt hơn. Người lãnh đạo cũng nhìn thấy vấn đề của mỗi người nằm ở đâu để đưa ra hướng đào tạo phù hợp.
Khả năng lắng nghe và giao tiếp (bên trong và bên ngoài tổ chức)
Người lãnh đạo phải liên tục nhận thông tin và truyền đạt lại cho các bên khác nhau, cũng như tiếp thu đóng góp từ phía bên ngoài để phát triển tổ chức tốt hơn. Ngoài ra, người lãnh đạo còn huấn luyện, chỉ dạy cho nhân viên vậy nên họ phải biết cách giao tiếp và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đặc biệt là với những đối tượng khác nhau phải có cách truyền đạt khác nhau để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn.
Lắng nghe và truyền đạt hiệu quả trong tổ chức (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Thành công thuộc về người biết lắng nghe
Sự đồng cảm và chia sẻ
Sự đồng cảm và chia sẻ là một yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc con người. Nó giúp người lãnh đạo tạo ra sự gắn kết trong tập thể và môi trường làm việc thân thiện hơn. Nhân viên sẵn sàng bày tỏ với quản lý về những khó khăn và từ đó có hướng giải quyết để tăng hiệu quả công việc.
Lòng biết ơn
Rất ít người lãnh đạo chú ý đến lời cảm ơn khi được giúp đỡ và dường như vì quá đơn giản mà nó đã bị bỏ qua. Và khi nhận được lời khen khi hoàn thành tốt công việc, chúng ta cũng quên đi lời cảm ơn mà thay vào là hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa. Lòng biết ơn đôi khi sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn, bỏ đi bớt gánh nặng hãy thực hành lòng biết ơn nhiều hơn ngay cả với cấp dưới.
Sự tôn trọng
Dù bạn đang là cấp lãnh đạo tuy nhiên để nhận được sự tôn trọng của nhân viên, trước hết hãy tôn trọng họ. Sự tôn trọng giúp xoa dịu đi căng thẳng, tạo niềm tin và môi trường làm việc văn minh.
Sự tôn trọng xoay dịu đi căng thẳng (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
Những Cụm Từ Không Nên Nói Với Nhân Viên
Lòng can đảm
Lòng can đảm giúp bạn dám bày tỏ ý kiến của mình, đứng lên trình bày giành lấy quyền lợi về cho đội nhóm, phòng ban của mình. Ngoài ra nó còn giúp bạn bứt phá hay đám đứng ra nhận lỗi thay vì đổ lỗi cho cấp dưới. Đồng thời bạn cũng sẽ làm tấm gương dám nói, dám làm, khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng, cách làm mới.
Xem thêm: Tạo lập đội ngũ nhân viên can đảm
Khả năng thuyết phục
Một người lãnh đạo tốt không thể ép buộc nhân viên của mình làm những điều mà họ không muốn, thay vì đó hãy giải thích để họ chủ làm từ sự am hiểu và tính cần thiết của công việc. Để đội ngũ hiểu được thì người lãnh đạo phải thuyết phục bằng lời nói, minh chứng để thúc đẩy hoàn công việc. Hầu hết các nhà lãnh đạo và quản lý giỏi điều là những nhà diễn thuyết tài ba. Họ không chỉ biết cách làm cho người khác nghe và tin theo mình mà còn khiến cho chúng ta làm theo họ.
Thuyết phục để tăng hiệu quả công việc (Nguồn: Internet)
Học hỏi và tiếp thu nhanh
Đây là khả năng phản ứng khi gặp vấn đề đột xuất, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhanh chóng nắm bắt tình huống, thích ứng với nó và đưa ra phương án giúp nhân viên cũng nắm thông tin và thay đổi cách làm để phù hợp với thực tế. Và đây là yếu tố có thể rèn luyện, trau dồi được qua sự quan sát, tư duy cầu tiến và rút kinh nghiệm.
Xem thêm:
5 kỹ năng để trở thành người lãnh đạo lý tưởng trong tương lai
Kỹ năng lãnh đạo
Như có đề cập đến ở trên, đây là kỹ năng cần thiết không thể thiếu ở một nhà lãnh đạo và được kết hợp từ nhiều kỹ năng mềm khác như: hoạch định, tổ chức, đánh giá,...Quyết định của người lãnh đạo có tác động rất lớn đến tổ chức, vậy nên kỹ năng lãnh đạo luôn phải được trau dồi và rèn luyện. Thước đo sự thành công của một nhà lãnh đạo là những thay đổi của tổ chức, hệ thống và hiệu suất của tập thể mà họ quản lý.
Lãnh đạo đội ngũ thực hiện mục tiêu chung (Nguồn: Internet)
Kỹ năng lên kế hoạch
Người lãnh đạo, nhất là các lãnh đạo cấp cao phải hoạch định được hướng đi đúng đắn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh sống còn của tổ chức. Khi đưa ra kế hoạch phù hợp sẽ giúp tổ chức phát triển đi lên và ngược lại nếu mắc sai lầm thì sẽ là sự tụt dốc hay phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Sau khi lên kế hoạch người lãnh đạo phải bổ biến lại với cấp dưới và các bên có liên quan về chi tiết mục tiêu và chiến thuật để cùng nhau phối hợp hành động.
Xem thêm:
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết để có thể truyền đạt đến nhân viên đồng thời thu thập thông tin về cho nội bộ. Các mối quan hệ và hợp đồng cũng được xây dựng, ký kết dựa trên sự đàm phán, thỏa thuận và trao đổi giữa các bên. Người lãnh đạo nếu không thể giao tiếp được với cấp dưới thì các kế hoạch không thể đồng bộ đến tất mọi người cũng như không có sự điều phối của lãnh đạo khi thực hiện công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề cho phép người lãnh đạo đưa ra ngay được quyết định xử lý, hành động khi có sự cố xảy ra. Nếu không có trình tự nhìn nhận để đưa ra quyết định phù hợp sẽ kéo cả đội ngũ đi lệch hướng.
Đưa ra hướng giải quyết cho cả đội ngũ nhân viên (Nguồn: Internet)
Kỹ năng quản trị rủi ro
Những nhà quản trị cấp cao phải nhìn thấy được rủi ro và đề ra phương án, kế hoạch dự phòng rủi ro. Trước khi thực hiện dự án hay các chiến lược với quy mô lớn hay nhỏ thì đều phải xem xét đến những rủi ro có thể xảy ra.
Tố chất cần có ở một người lãnh đạo
Thích nghi nhanh
Thích ứng tốt là một yêu cầu cấp bách và trọng yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục để phù hợp với xu thế mới, bối cảnh mới, nhưng không được làm mất đi chính con người mình.
Nhạy bén
Đó là khả năng nắm bắt được cảm xúc của người khác, hiểu được những suy nghĩ của họ và từ đó có cách ứng xử phù hợp với từng người, từng tình huống cụ thể. Nhạy bén không phải là điều mà ai cũng có thể có được. Đó là kết quả một quá trình trải nghiệm dài lâu cũng như học hỏi không ngừng.
Khiêm tốn
Khiêm tốn là phẩm chất tiêu biểu ở hầu hết các nhà lãnh đạo. Từ các bậc vĩ nhân, các chính khách được chúng ta yêu mến cho đến những ông chủ tập đoàn lớn, hay gần nhất là vị sếp mà bạn đang ngưỡng mộ trong công ty của mình. Khiêm tốn giúp bạn luôn luôn tiến bộ và không bị ngủ quên trên chiến thắng.
Chăm chỉ
Học hỏi không ngừng để nâng cao sự hiểu biết là yếu tố then chốt để có thể trở thành một nhà lãnh đạo hay quản lý giỏi. Không chỉ trong học tập mà chăm chỉ trong công việc cũng mang lại sự thăng tiến cao hơn, khi đạt tâm huyết vào để làm việc thì cách chắn bạn sẽ gặt hái được sự công nhận của cấp trên và đồng nghiệp.
Làm việc chăm chỉ để gặt hái thành công ( Nguồn: Internet)
Tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Khi đó người xung quanh mới có thể đặt niềm tin vào họ. Sự tự tin đến từ kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy qua thời gian dài làm việc thực tế.
Kiên trì
Phải đương đầu với khó khăn và vượt qua được khó khăn mới có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo. Và khi đã trở thành lãnh đạo, bạn lại là người đầu tiên phải đối mặt với khó khăn. Phải trải nghiệm thật nhiều mới có thể đưa ra được những kế hoạch thực tế và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
Quyết đoán
Trong khi bạn đang còn chần chừ thì cơ hội sẽ đi qua mà bạn không hề hay biết. Quyết định đúng lúc, đúng chỗ là một khả năng nổi trội của các nhà lãnh đạo. Chính sự quyết đoán trong tính cách của họ đã góp phần chủ yếu vào những thành công mà họ đã, đang và sẽ đạt được.
Cơ hội việc làm hấp dẫn tại CareerViet
Thời buổi công nghệ số phát triển liên tục với số lượng thông tin khổng lồ. Ứng viên không biết tìm việc uy tín tại đâu, khi có quá nhiều nguồn tin việc làm. CareerViet cung cấp nền tảng kết nối nhân tài với nguồn dữ liệu cơ hội việc làm đa dạng giúp ứng viên tìm thấy công việc như kỳ vọng.
Website CareerViet.vn có hơn 2 triệu việc làm đang đăng tuyển, giúp ứng viên tìm được cơ hội việc làm phù hợp thông qua các kênh hỗ trợ như:
- CVHay.vn: Công cụ tạo CV online đẹp mắt, chuyên nghiệp
- VietnamSalary.vn: Khảo sát lương với hơn 135.000 mẫu đã được kiểm duyệt
- CareerMap.vn: Lộ trình nghề nghiệp tham khảo dành riêng cho bạn
- VieclamIT.vn: Chuyên trang nghề nghiệp dành riêng cho dân IT
- Top Headhunter: Chuyên trang việc làm đến từ các Headhunter hàng đầu
- Tính lương Gross - net: Công cụ tính lương Gross - net
- Talent Community: Cẩm nang nghề nghiệp đến từ các chuyên gia
Vì vậy, bạn đừng ngần ngại apply ngay CV xin việc của mình tại trang CareerViet.vn. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy công việc lý tưởng với mức lương hấp dẫn.
Câu hỏi về phẩm chất của lãnh đạo?
Lãnh đạo là khiếu bẩm sinh hay cần phải cần rèn luyện?
Các yếu tố có sẵn như tính di truyền chỉ đóng góp một phần nhỏ vào việc trở thành người lãnh đạo tốt. Không phải nhà lãnh đạo tài ba nào cũng có sẵn tố chất tiềm năng. Cơ hội là do bản thân giành lấy và năng lực lãnh đạo là do sự kiên trì rèn luyện mà có được.
Ông chủ và lãnh đạo có giống nhau không?
Ông chủ và người lãnh đạo hoàn toàn khác nhau. Ông chủ chỉ quan tâm đến quả và không cần biết bạn làm như thế nào để đạt được kết quả . Người lãnh đạo giỏi là người luôn lắng nghe, truyền động lực và kết nối tập thể với nhau.
Người lãnh đạo giỏi nên đi theo cảm tính hay lý trí?
Đây đều là hai yếu tố cần có bởi cảm tính giúp người lãnh đạo có trực giác nhạy bén, phán đoán vấn đề. Lý trí giúp họ đưa quyết định sáng suốt. Những lãnh đạo phải điều hòa giữa tư duy phân tích và trực giác cá nhân.
Mỗi nhà quản lý sẽ có những cách lãnh đạo riêng. Tuy nhiên để trở thành một người lãnh đạo bạn ít nhất phải có những phẩm chất trên. Những phẩm chất của người lãnh đạo không phải là thiên phú mà do sự học hỏi và rèn luyện trong cả một quá trình lâu dài. Xem thêm những kỹ năng mềm cần thiết tại CareerViet để phát triển bản thân trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi trong tương lai. Ngoài ra, bạn có thể vào website CareerMap.vn để xem lộ trình nghề nghiệp tham khảo nhé!
Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam.
Top những công việc được tìm kiếm nhiều nhất:
tuyển dụng viên chức | tuyển dụng thiết kế nội thất | việc làm lái xe | tuyển dụng marketing I việc làm tiếng anh I việc làm thêm buổi tối I tuyển dụng hr I tuyển dụng it I tuyển dụng data analyst I tuyển dụng nhân sự I việc làm remote I tuyển dụng hse
Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:
việc làm hội an I tuyển dụng gia lai I việc làm bình dương I việc làm TPHCM I tìm việc làm tại hà nội I tuyển dụng tại long an I việc làm biên hòa I việc làm hạ long I việc làm phú quốc I việc làm quận 2 I việc làm đà lạt I việc làm quảng ngãi I việc làm đồng nai