90 ngày đầu tiên của doanh nghiệp

Lượt xem: 12,893

Quá trình bắt đầu một doanh nghiệp phải trải qua những bước cơ bản then chốt. Từ chuyện đặt tên cho doanh nghiệp cho tới việc lựa chọn mô hình hoạt động, tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng.


Một khi "cửa công ty" của bạn được mở, thì 90 ngày đầu tiên sẽ là giai đoạn quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp.



Dưới đây là những việc bạn nên làm trong 90 ngày vạn sự khởi đầu nan này.



Có được khách hàng đầu tiên: Bạn sẽ chưa thể nói là "đang kinh doanh" khi bạn chưa có được lấy một khách hàng. Nếu ban đầu bạn chưa có khách hàng nào, bạn phải đặt ưu tiên số một vào việc này. Bạn hãy mở rộng và "làm nóng" lại các quan hệ vốn có của mình. Những người quen biết của bạn chắc chắn là những người muốn bạn thành công và sẽ là những người giúp đỡ bạn những gì cần thiết trong cho việc kinh doanh của bạn hoặc sẵn sàng giới thiệu bạn tới những khách hàng tiềm năng.



Đầu tư vào kỹ năng bán hàng: Bán hàng là điều sống còn cho doanh nghiệp. Thông thường những doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu kinh nghiệm bán hàng. Hãy dành ra một thời khóa biểu cố định hàng tuần để tự học và áp dụng những kỹ năng bán hàng cần thiết phù hợp với mô hình doanh nghiệp của bạn.



Bạn đừng cho rằng marketing sẽ giúp bạn bán hàng. Marketing là một câu chuyện khác so với câu chuyện bán hàng. Marketing giúp tạo ra sự quan tâm của khách hàng dành cho doanh nghiệp của bạn. Một khi bạn đã có một khách hàng quan tâm, bạn phải sử dụng kỹ năng bán hàng của mình để khiến họ mua hàng của bạn.



Kiếm lời: Doanh số chính là lời giải quan trọng nhất cho bài toán tài chính nhưng chỉ là bề nổi. Cái đích cuối cùng bạn cần phải đạt được chính là lợi nhuận. Không có lợi nhuận, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại. Bạn phải hiểu được giá trị của doanh nghiệp của bạn và đảm bảo rằng bạn tập trung vào việc kiếm tiền. Với một số doanh nghiệp, lợi nhuận của họ đến từ việc đầu tư vào nghiên cứu, sáng tạo. Hãy cân nhắc bài toán tài chính để xác định lợi nhuận của công ty bạn đến từ đâu.



Chính sách giá: Chuyện thông thường ở tất cả các doanh nghiệp là phải cân nhắc việc đưa ra giá như thế nào cho khách hàng và số lợi nhuận mà công ty có thể thu về. Trong 90 ngày đầu tiên, bạn sẽ phải đối diện với những thực tế mà bạn có được từ thị trường. Bạn phải cân nhắc rất kỹ về chính sách giá của mình. Đừng lặp lại những sai lầm mà các công ty thường mắc phải khi đưa ra giá thấp nhất với hy vọng đó là giá cạnh tranh nhất. Đối thủ của bạn đã thành lập doanh nghiệp từ rất lâu trước bạn, và họ có thể đưa ra những cái giá bạn không thể cạnh tranh nổi.



Lập mục tiêu theo quý: Thành lập một doanh nghiệp là việc tốn rất nhiều thời gian và đôi khi khiến bạn cảm thấy stress. Bạn cần phải học cùng một lúc rất nhiều kỹ năng và có rất nhiều hệ thống bạn phải xây dựng nên. Bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng làm việc ngày qua ngày mà không có kết quả. Những người thành công thường là những người đặt ra mục tiêu sau 90 ngày (1 quý) với những mốc thời gian rõ ràng. Đây chính là điểm khác biệt giữa người sẽ thành công và không thành công.



Tìm ra loại doanh nghiệp của bạn: "Tính cách" của doanh nghiệp của bạn sẽ thể hiện và phù hợp với nhu cầu và xu hướng của doanh nghiệp. Nếu bạn hiểu được tính cách của doanh nghiệp mình, bạn sẽ biết cách làm điều gì là có lợi nhất cho nó.



Tự thưởng: Khởi động một doanh nghiệp cũng giống như phóng tên lửa vào vũ trụ. Năng lượng sản sinh ra để đẩy nó vào không trung là vô cùng lớn nhưng sau đó lại là quá trình nạp lại năng lượng. Bạn phải xác định được những năng lượng bạn đã bỏ ra trong bước khởi đầu gian nan này và dành thời gian để tự thưởng cho bản thân. Đây là cách để bạn làm khỏe khoắn lại chính mình và đảm bảo cho thành công ở 90 ngày tiếp theo.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay