Ai là nhà lãnh đạo chuyển đổi? (phần 1)
Lượt xem: 18,653Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với một tốc độ chưa từng có. Để thành công, các tổ chức và con người trong đó phải trở nên linh hoạt. Nhân tố quan trọng cho sự linh hoạt này chính là nhà lãnh đạo chuyển đổi.
Trong thế giới đang thay đổi này, lãnh đạo một tổ chức cũng có nghĩa là thay đổi nó. Cần phải liên tục chuyển đổi tổ chức để tiếp tục thỏa mãn những thách thức mới xuất hiện từng ngày. Nhà lãnh đạo chuyển đổi thay đổi các nhân viên của mình - cho họ một tầm nhìn và một mục tiêu để vươn tới.
Sự thay đổi này tạo động lực cho nhân viên khiến họ thể hiện tốt hơn mức mong đợi - lên một cấp độ mới. Và cuối cùng, quá trình chuyển đổi lại diễn ra ngược lại, từ nhân viên đến tổ chức. Đó là kết quả của chính tổ chức - tự chuyển đổi và thay đổi thông qua nỗ lực của một lãnh đạo năng động và các nhân viên đã được lãnh đạo chuyển đổi.
Các lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng lớn hơn các lãnh đạo đơn thuần - họ ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Vùng ảnh hưởng của họ đủ lớn để thay đổi cả tổ chức. Bài kiểm tra cuối cùng cho một lãnh đạo thực tiễn là có hiện thực hóa được các thay đổi đã định sẵn, đáp ứng được nhu cầu của nhân viên hay không. Nhà lãnh đạo chuyển đổi tạo ra ảnh hưởng cho những người xung quanh họ và cho ngay bản thân họ.
Các phẩm chất của nhà lãnh đạo chuyển đổi
Từng phẩm chất riêng rẽ sẽ không hề độc đáo, nhưng sự kết hợp những phẩm chất ấy lại sẽ tạo nên sự khác biệt. Những tính cách ấy kết hợp lại với nhau sẽ giúp cho nhà lãnh đạo đạt được mục tiêu và trợ giúp người khác tốt hơn. Quan trọng nhất là khả năng tập trung vào sự thay đổi. Tính cách này sẽ giúp nhà lãnh đạo thay đổi và khuyến khích người khác thay đổi.
Đầu tiên là cảm giác mục đích của nhà lãnh đạo. Đây là nền tảng xây dựng các phẩm chất khác. Nhà lãnh đạo phải có một cảm giác mạnh mẽ về mục tiêu cần hoàn thành. Đây là tầm nhìn dài hạn và có vai trò như lực đẩy cho mọi hành động mà nhà lãnh đạo làm. Tầm nhìn này giúp cho nhà lãnh đạo không bị lạc hướng và cung cấp một bản lộ trình lý giải cho các hành động của mình.
Các lãnh đạo chuyển đổi nhìn tổ chức như nó có thể trở thành. Tầm nhìn về trạng thái tương lai này của tổ chức sẽ làm động lực cho cả nhà lãnh đạo và nhân viên. Các lãnh đạo chuyển đổi không chấp nhận tổ chức bị giam hãm. Thay vào đó họ tìm cách thay đổi tổ chức. Tuy nhiên tầm nhìn này thường thách thức trạng thái nguyên trạng của tổ chức.
Các lãnh đạo chuyển đổi là những người kiên nhẫn. Đạt được mục tiêu (dài hạn) đòi hỏi một sự đầu tư dài hạn. Điều này có nghĩa là phải kiên nhẫn và sẵn sàng đầu tư vào những việc cần thiết trong một thời gian dài hơn mức bình thường để đạt được những mục tiêu mong muốn. Họ sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu ngắn hạn để phục vụ cho mục tiêu dài hạn.
Các lãnh đạo chuyển đổi cũng phải giúp người khác nhìn thấy nhu cầu chuyển đổi. Nếu không có nhận thức về chuyện này, nỗ lực thay đổi sẽ không hiệu quả. Một phần của việc nhận thức bao gồm cả việc hiện thực hóa các thay đổi cần thiết trong dài hạn thay vì chỉ thay đổi trong ngắn hạn.
Một yếu tố quan trọng nữa là sự tự đánh giá bản thân. Nhà lãnh đạo chuyển đổi phải hiểu rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nhưng quan trọng nhất là họ phải biết tận dụng điểm mạnh. Tất nhiên việc nhận thức được điểm yếu nào đang tồn tại và cố gắng điều chỉnh hay hạn chế chúng cũng là việc quan trọng không kém.
Đi kèm với đặc điểm tự đánh giá bản thân này là đức tính ham học hỏi và nhận thức được còn phải hoàn thiện những gì. Nhà lãnh đạo chuyển đổi phải sở hữu một khao khát học tập thực sự. Việc liên tục phát triển chuyên môn không những chỉ làm lợi cho nhà lãnh đạo mà còn làm lợi cho cả tổ chức.
Thêm vào đó, một lãnh đạo thật sự phải biết cách yêu thích công việc. Công việc không phải là trò chơi, và người làm việc cũng không cần phải là một nô lệ. Nhà lãnh đạo chuyển đổi tin tưởng vào công việc và có thể được những người khác xem là có đam mê trong công việc.
Vì những phẩm chất này mà mọi người thường hướng đến nhà lãnh đạo chuyển đổi. Phần lớn sự thu hút này là do mục đích và tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Những nhân viên tham gia thực sự vào tầm nhìn này và sẽ đi đến bất kì nơi đâu mà lãnh đạo đưa họ đi. Nhà lãnh đạo chuyển đổi có xu hướng trở thành người rất lôi cuốn - tạo ra niềm tin ở người khác.
Những lãnh đạo này có thể khiến người khác cam kết bằng cả trái tim với tầm nhìn của mình. Họ tạo ra cam kết bằng cách cho nhân viên một nhận thức khác về tổ chức, từ biệt quá khứ và cách nhìn cũ về tổ chức.
Nhà lãnh đạo chuyển đổi là hình mẫu cho những người khác. Họ tạo dựng sự thích thú và nhiệt tình trong mọi việc họ làm - gây ảnh hưởng đến người khác và khiến họ cũng nhiệt tình làm việc. Sam Walton là một trong những hình mẫu tiêu biểu cho nhà lãnh đạo chuyển đổi, những hình mẫu tạo ra sự nhiệt tình làm việc cho nhân viên.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :