Ai phụ trách phỏng vấn?

Lượt xem: 48,907

Mỗi công ty hay các tổ chức xí nghiệp đều áp dụng những chính sách khác nhau trong việc cử người phụ trách phỏng vấn. Ngiười phụ trách phỏng vấn có thể là chuyên viên nhân sự hoặc team leader, giám đốc công ty. Nhìn chung việc quyết định ai phụ trách phỏng vấn tùy thuộc vào loại công việc hoặc chức vụ mà ứng viên sẽ đảm trách sau này.


Chúng ta hãy lần lượt điểm qua các nhân vật thường phụ trách công việc phỏng vấn.

1) Giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân sự

Đối với các chức vụ tương đối cao như trưởng phòng hay chuyên viên thì phỏng vấn sơ bộ thường do giám đốc nhân sự đảm nhận, vì ông ta là người có chuyên môn, biết nhiều vấn đề của công ty cũng như chính sách và khung cảnh chung của xí nghiệp. Ngoài ra ông ta cũng là người có đủ khả năng cũng như nghiệp vụ chuyên môn để nhận xét các ứng viên. Các nhân viên điều hành khác có nhiệm vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin để Giám đốc nhân sự có tất cả các dữ kiện chính xác. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn sâu nên dành cho tổng giám đốc.

Trưởng phòng nhân sự chỉ nên phỏng vấn các ứng viên ứng cử chức vụ chuyên môn trở xuống trong cuộc phỏng vấn sơ bộ chứ không nên phỏng vấn sâu. Cuộc phỏng vấn sâu chỉ nên dành cho trưởng bộ phận chuyên môn cần tuyển người vì họ mới là người có đủ trình độ chuyên môn để tuyển chọn người mà họ đang cần.


2) Tổng giám đốc


Đối với một số loại công việc hay chức vụ cao và quan trọng thường quyền quyết định tuyển chọn vẫn ở nơi vị tổng giám đốc vì những người đựơc phỏng vấn thường là những người sau này sẽ làm việc trực tiếp với tổng giám đốc. Do đó tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu.

Đối với những chức vụ hay công việc không có tầm quan trọng thì vị tổng giám đốc không tham gia quá trình tuyển chọn – phỏng vấn. Ông ta chỉ là người phê chuẩn những quyết định tuyển chọn ứng viên.


3) Vị chỉ huy trực tiếp của ứng viên

Đối với các ứng viên được tuyển dụng vào các công việc hay chức vụ thấp thì vị chỉ huy trực tiếp của ứng viên sau này sẽ phụ trách phỏng vấn là hay nhất, bởi vì ông ta là người hiểu rõ ứng viên nào thích hợp với khung cảnh kinh doanh của công ty.

Do đó sự tham dự của vị chỉ huy trực tiếp của ứng viên trong việc tuyển lựa thường đưa đến những ưu điểm sau đây:

- Về kỹ thuật, ông ta là người có dịp theo dõi việc tuyển chọn ứng viên nhiều nhất, qua những kì thi tuyển, trắc nghiệm…của ứng viên. Bởi vậy sự nhận xét của ông ta sẽ khách quan và chính xác hơn.

- Về phương diện tâm lý, ông ta là người có trách nhiệm thực hiện và duy trì những mối liên hệ với các ứng viên sau này, vì ông ta là vị chỉ huy trực tiếp của các ứng viên trong tương lai. Do đó hai bên sẽ hiểu nhau hơn và dễ làm việc với nhau trong tương lai.

Theo P.A. Statet và R. Bruere thì phương pháp hay nhất là lập ra những cuộc phỏng vấn liên tục và đối chiếu kết quả. Trong trường hợp giám đốc không phỏng vấn, muốn chọn ra một đại diện thương mãi, chúng ta có thể thực hiện 3 cuộc phỏng vấn do thanh tra thương mãi, tức là người chỉ huy trực tiếp của ứng viên sau này, giám đốc kinh doanh và trưởng phòng kinh doanh. Tuy nhiên phương pháp này rất mất thời gian. Nhưng xét về phương diện chính xác thì phương pháp này rất hiệu quả đạt được độ chính xác cao.


4) Chuyên viên phỏng vấn


Ngày nay, để tránh những khuyết điểm đáng tiếc trong nghiệp vụ phỏng vấn, các công ty thường có khuynh hướng đào tạo phỏng vấn viên chuyên nghiệp. Công việc đào tạo phỏng vấn viên chuyên nghiệp rất cần thiết, vì khi được huấn luyện, những phỏng vấn viên này có thể rút tỉa được những điểm chính yếu cần phải biết, cần phải diễn dịch, cần phải phối hợp và chứng minh, cũng như tránh được những lầm lẫn, để đi đến những nhận xét khách quan về một ứng viên.

Tuy nhiên bên cạnh những phỏng vấn viên chuyên nghiệp, công ty cũng không nên quên việc huấn luyện một số các vị là những người có chức vụ cao hơn như tổng giám đốc, giám đốc nhân sự, giám đốc kỹ thuật, những giám đốc của các chuyên ngành khác, chuyên viên tâm lý…Điều này có vẻ xa lạ với người Việt Nam chúng ta . Trên thực tế, các công ty lớn trên thế giới hàng năm đều bắt buộc từ tổng giám đốc xuống các trưởng phòng đều phải qua các khóa huấn luyện.

Nếu bạn đã chuẩn bị thật kỹ càng cho buổi phỏng vấn thì dù ai là người phỏng vấn bạn cũng không còn là vấn đề. CareerViet chúc bạn sẽ luôn thành công nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều công việc khác tại những doanh nghiệp uy tín với mức lương hấp dẫn tại website CareerVietVà tham khảo thêm mức lương từng công việc cụ thể tại VietnamSalary.vn nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc tại Bắc Ninh | Việc làm Bắc Giang | Việc Làm parttime Lương Cao | telesales | việc làm Bình Dương | việc làm online | việc làm part time

Bài viết khác

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm

Trình độ chuyên môn là gì? Cách viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch chính xác, dễ đọc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay