Ba bài học từ Thế vận hội Olympic

Lượt xem: 13,542

Ngọn đuốc Olympic tạm thời dừng cháy, các vận động viên đã trở về và những vỉa hè trên đường phố Turin đều đã yên ả trở lại sau một quãng thời gian sôi động. Khi nhìn lại những niềm vui và nỗi buồn tại thế vận hội Olympic, chúng ta có thể rút ra ba bài học kinh doanh và tiếp thị bổ ích.

1. Đừng trở nên quá tự tin

Lindsey Jacobellis đã thua cuộc trong lần đua chung kết môn thuyền buồm, khi cách làn đích một vài mét là minh chứng điển hình cho việc tính tự phụ có thể đưa bạn từ vị trí “huy chương vàng” sang vị trí “huy chương bạc” chỉ trong khoảnh khắc.

Không ít công ty trở nên quá tự tin sau một loạt thành công rất dễ đương đầu với những rủi ro, sự lạc hướng trong kinh doanh và các sai sót tiếp thị. Sẽ là tuyệt vời nếu bạn cẩn trọng trong mọi hoàn cảnh mà không quan tâm tới quy mô hay tính chất hoạt động kinh doanh của bạn. Nó sẽ giúp bạn tập trung tối đa vào việc phục vụ những phân khúc thị trường mà bạn có khả năng cạnh tranh cao nhất.

2. Đừng đặt tất cả trọng lượng tiếp thị của bạn lên một chiếc xe duy nhất

NBC đã phải trả trên 600 triệu USD để trở thành hãng truyền hình độc quyền phát sóng các hình ảnh Olympic tại thị trường Mỹ. Mặc dù NBC cho rằng số người xem của hãng tổng cộng lên tới trên 170 triệu người, nhưng theo thống kê thì con số thực tế không lớn đến như vậy, rất nhiều người đã ghé thăm các trang web để có được những thông tin và hình ảnh mới nhất về Olympic chứ không đợi các chương trình truyền hình của NBC.

Nhiều năm trước đây, trước sự ra đời của Internet và vệ tinh nhân tạo, sự khác biệt về thời gian không phải vấn đề đáng quan tâm. Nhưng bây giờ, rất nhiều người trong chúng ta đang on-line để cập nhập thông tin nhanh chóng nhất.

Đây chính là một thách thức lớn cho các hãng truyền hình muốn gia tăng thị phần khi các kết quả thể thao và tên của người thắng cuộc luôn được đăng tải tức thời trên các trang web truy cập toàn cầu.

Thậm chí, cả khi ngân quỹ tiếp thị không lớn, tốt nhất vẫn nên chọn ít nhất ba công cụ tiếp thị khác nhau để xúc tiến các thông điệp của bạn. Việc dựa trên duy nhất một phương cách sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận tới công chúng toàn cầu.

3. Phát triển một kế hoạch

Theo những nghiên cứu chung, một hoạt động thể thao thành công có ba phần: chuẩn bị vận động, kỹ năng kỹ thuật và sự sẵn sàng tâm lý. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố chuẩn bị tâm lý thường bị các vận động viên và huấn luyện viên bỏ qua nhiều nhất.

Việc đặt ra mục tiêu là một nhân tố của sự sẵn sàng tâm lý cho bất cứ môn thể thao Olympic nào, cũng như với bất cứ công việc kinh doanh nào. Việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh và tiếp thị vững chắc là vô cùng thiết yếu để biết được đâu là con đường đi chuẩn xác nhất hướng tới thành công.

Nếu không có mục tiêu nào được đặt ra, làm sao bạn có thể biết được mình đã đạt được những gì, hay làm thế nào bạn có thể biết được mình thu về được những gì từ những nỗ lực tiếp thị đã bỏ ra?

Nhà tâm lý học thể thao, tiến sĩ Colleen Hacker đã diễn giải điều này trong một bài viết của ông: “Một khi các vận động viên (và cả các huấn luyện viên) bắt đầu đặt ra những mục tiêu có thể quan sát, đánh giá được và chỉ rõ thời hạn hoàn thành, thì sẽ không có gì bất thường khi các mục tiêu được hoàn thành nhanh chóng”.

Việc cân bằng các mục tiêu đặt ra và hiện thực là rất quan trọng để đạt được chúng. Hacker cảnh báo rằng việc đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một thời gian ngắn, hay đặt ra các mục tiêu không thực tế dựa so với mức độ khả năng hiện tại, thì rất dễ phải đương đầu với thất bại.

“Điểm mấu chốt cần nhấn mạnh là sẽ tốt hơn nếu bạn đặt ra một số lượng tối thiểu các mục tiêu nhưng với chất lượng tối đa và nỗ lực đạt được nó, hơn là đặt ra quá nhiều mục tiêu và hy vọng chỉ một vài mục tiêu sẽ hoàn thành”, Hacker cho biết.

Chuyển nghĩa điều này sang thế giới kinh doanh: sẽ rất có ích với việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị hết sức thực tế tập trung vào các mục tiêu chiến lược tùy theo quy mô và đặc điểm của hoạt động kinh doanh.

Phải đến sang năm những vận động viên mới được thử sức lần nữa ở Thế vận hội mùa hè tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nhưng để xây dựng hình ảnh nhãn hiệu, uy tín và hệ thống khách hàng, các nỗ lực kinh doanh và tiếp thị của bạn nên được bắt đầu từ ngay bây giờ.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay