Bài học cho người tìm việc từ cuộc tranh luận của 2 ứng viên tổng thống Mỹ

Lượt xem: 33,650

Hòa cùng những cảm xúc khó quên trong lòng người theo dõi khắp nơi trên toàn thế giới, cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ ngày 09/11/2016 đã có kết quả người chiến thắng là ứng viên đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump chính thức trở thành chủ nhân Nhà trắng lần thứ 45.

Trong không khí sôi động này, hãy cùng điểm lại vài bài học kinh nghiệm được rút từ hoạt động nổi bật của hai ứng viên để giúp cho quá trình tìm việc của mình hiệu quả hơn nhé!

Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đang tranh nói trong cuộc tranh luận lần 2 tại trường Washington University ở thành phố St Louis, Missouri vào đầu tháng 10 - Nguồn: Chip Somodevilla/ Getty Images

Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đang tranh nói trong cuộc tranh luận lần 2 tại trường Washington University ở thành phố St Louis, Missouri vào đầu tháng 10 - Nguồn: Chip Somodevilla/ Getty Images

Ba cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên là ông Trump và bà Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 cũng có những nét giống các cuộc phỏng vấn xin việc với nhiều bài học và ví dụ về điều phải làm, nên tránh. Khi theo dõi 2 ứng viên “đấu trí” với nhau để giành quyền lãnh đạo quốc gia thì bạn sẽ có thể rút ra những điểm tương đồng để áp dụng hiệu quả vào quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Vậy, để vượt mặt các ứng viên khác, trở thành tài năng sáng giá nhất và giành được công việc mơ ước, bạn nên nghĩ đến 9 lời khuyên dưới đây:

1. Hãy nói một cách súc tích, ngắn gọn
Không ai thích một câu trả lời dài dòng. Vì vậy, trong các cuộc phỏng vấn xin việc, hãy giữ cho những câu trả lời của bạn luôn đúng đề tài và rõ ràng. Hãy tìm cách giới hạn nội dung trả lời vào trong hai hoặc ba phút cho mỗi câu hỏi. Hãy coi chừng những câu lạc đề và không có liên quan đến trọng tâm câu hỏi. Bên cạnh đó, cũng đừng để người phỏng vấn phải chen vào, yêu cầu bạn kết thúc hoặc hối thúc bạn chốt lại những diễn giải dông dài.

2. Hãy thực sự trả lời các câu hỏi
Các ứng cử viên tổng thống luôn là bậc thầy trong việc chuyển hướng các câu hỏi để phù hợp với những câu trả lời mà họ muốn cho người khác nghe. Nhưng điều này sẽ không được chấp nhận trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Hãy lắng nghe thật kỹ câu hỏi của người phỏng vấn, rồi trả lời bằng một câu có suy nghĩ, hoặc một câu chuyện để cho thấy được những ưu điểm của bạn sẽ phù hợp với nhu cầu của công ty. Ngay khi có thể, bạn nên tìm cách lống ghép và linh động điều chỉnh để các câu trả lời của mình phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu cũng như phương châm và các giá trị cốt lõi của công ty đó.

3. Lắng nghe để học hỏi, chứ đừng lắng nghe để trả lời
Việc cứ chờ người kia ngưng nói, hoặc thậm chí không chờ như chúng ta thường thấy trong các cuộc tranh luận, trước khi bạn bắt đầu nói thì chắc chắn không phải là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang lắng nghe người phỏng vấn. Ngay cả việc mỉm cười và gật đầu một cách lịch sự trong khi người kia đang nói cũng chưa chắc đã là một biểu hiện cho thấy một người đang thực sự lắng nghe. Hãy đặt những câu hỏi để làm sáng tỏ điều mà nhà tuyển dụng đang chia sẻ. Ghi nhớ rằng, việc tích cực lắng nghe sẽ thể hiện sự quan tâm và cảm thông chân thành, và nó có thể làm nổi bật thêm trí thông minh cảm xúc nơi bạn.

4. Tận dụng thời gian “lên sóng” của bạn
Một người phỏng vấn thành thạo luôn hiểu rằng bạn không bao giờ phí phạm thời giờ được nói, cũng giống như những ứng cử viên luôn tận dụng thời gian của họ trong các cuộc tranh luận. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải trưng ra ngay một nụ cười và câu nói “sặc mùi chào hàng” để bắt đầu buổi phỏng vấn. Hãy từ từ tạo ra một mối liên kết với người phỏng vấn!

5. Kiềm chế vẻ mặt và cử chỉ điệu bộ
Đảo mắt, nhăn mặt hay những cử chỉ khác nữa? Bạn sẽ không bao giờ muốn xua đuổi người phỏng vấn bạn bằng các vẻ mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể thiếu chuyên nghiệp như thế. Bạn cần phải trông có vẻ thư giãn, tự tin, và dõi theo người phỏng vấn.

Hãy tìm hiểu và học hỏi để biết cách biểu lộ thái độ, nhằm bảo đảm rằng những thói quen xấu và những dáng vẻ lo lắng (chẳng hạn như mắt không nhìn thẳng vào người đối diện, động đậy không yên hoặc là nhăn nhó) sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và sự đánh giá của người phỏng vấn.

6. Chuẩn bị đầy đủ chính là bí quyết
Hãy khiến cho những câu trò chuyện về ưu điểm và năng khiếu của bạn trở nên phù hợp với các vị trí cần tuyển người. Sẵn sàng củng cố thông tin và niềm tin của người đối diện về độ xác thực của những câu trả lời đó. Hãy thêm vào một vài giai thoại hoặc chuyện kể về những bước thành công gần đây trong nghề nghiệp, có liên quan đến chủ đề câu hỏi, để làm ví dụ. Luôn chắc chắn rằng những câu chuyện bạn kể đều thú vị, sẽ được nhớ mãi, và có liên quan tới công việc.

7. Sẵn sàng phản ứng nhanh nhẹn, dứt khoát
Người phỏng vấn có thể hỏi bạn những câu bất ngờ, nhưng nếu bạn đã sẵn sàng với sự nhanh trí khi tương tác, thì bạn sẽ thành đạt. Hãy bỏ ra một khoảnh khắc để suy nghĩ về câu hỏi trước khi chen vào. Hãy tỏ bày ý kiến một cách tự tin, mạnh mẽ, linh hoạt và cầu thị.

8. Hãy bày tỏ những điểm yếu của mình, nếu cần
Hãy có lòng can đảm để trao đổi về những ý tưởng đối nghịch mà không phán xét, chỉ nên nói một cách khách quan thôi. Chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng chia sẻ những lỗi lầm, sự hạn chế, và nỗi lo sợ trong quá khứ, miễn sao đó là những điều bạn cần phát triển thêm trong tương lai nhưng không liên quan đến các kỹ năng tối cần thiết đáp ứng cho công việc hiện đang tuyển dụng. Khi bạn khiêm tốn và tử tế, người nghe sẽ tăng lòng tin cậy ở bạn.

9. Kết thúc mạnh mẽ
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với phong lịch sự, nhã nhặn và đầy mạnh mẽ! Áp dụng cho cả trong lẫn sau cuộc phỏng vấn. Nên tăng cường sự quan tâm của bạn tới công việc, và nhấn mạnh bạn là ứng viên tốt nhất, để kết thúc cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, cùng cần hỏi về bước kế tiếp trong tiến trình phỏng vấn. Gửi thư cám ơn cho những người phỏng vấn là rất cần thiết. Và sau đó, hãy tiếp tục hỏi xem cuộc tuyển chọn đã đến đâu rồi, nhưng đừng hỏi quá nhiều khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bị làm phiền và khó chịu.

Nói tóm lại, cho dù bạn nhắm vào một công việc ở văn phòng nhỏ, công ty to hay thậm chí là Tòa Bạch Ốc, thì việc ghi điểm cao trong cuộc phỏng vấn luôn rất quan trọng, nó sẽ quyết định xem bạn có khả năng giành được vị trí mà mình thực sự muốn hay không.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay