Bài học của những CEO nổi tiếng đã từng mất việc

Lượt xem: 13,665

Ba cựu CEO lừng danh một thời chia sẻ về quãng thời gian khó khăn trong nghề nghiệp của họ và họ đã học được gì từ hoàn cảnh đó.


Thăng trầm là chuyện bình thường của cuộc sống. Đó cũng là luật chung của vị trí giám đốc điều hành. Hàng năm luôn có rất nhiều người không chịu nổi áp lực và vì thế bỏ việc.


Một số người sau đó gặt hái được thành công trong các quỹ đầu tư hay dự án từ thiện. Tuy nhiên dù là cảm giác như thế nào đi nữa, cho đến nay không có nhiều CEO muốn chia sẻ cảm giác của họ về thời gian này và cách họ đã vượt qua khó khăn.

Ông Jim Donald, người dành phần lớn sự nghiệp của mình trong ngành thực phẩm đã có một sự nghiệp đáng nể. Đó là ba năm xây dựng hệ thống đại siêu thị của Wal-Mart, 2 năm làm CEO cho Starbucks, ông đã thành công khi nâng giá cổ phiếu của công ty từ 26USD/cổ phiếu lên 39USD/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó khi doanh số sụt giảm và cổ phiếu mất ½ giá trị vào năm 2007, ông đã bị sa thải.

Thời hoàng kim trong công việc của ông Ed Zander 61 tuổi là khi ông chuyển từ vị trí hàng đầu của Sun Microsystems sang vị trí CEO của Motorola năm 2004. Ông thành công với mẫu điện thoại RARZ bán chạy nhất trong lịch sử của Motorola và sau đó hãng đã hết sức chậm chạp đưa ra thế hệ điện thoại kế tiếp. Lợi nhuận tuột dốc, cổ phiếu công ty đi xuống. Ông rời khỏi vị trí này cuối năm 2007.

 

Sản phẩm điện thoại Rarz nổi tiếng một thời của Motorola

Ông David Neeleman, sáng lập viên của JetBlue, đã hết sức thành công khi xây dựng JetBlue thành hãng hàng không lớn thứ 8 của Mỹ và hãng đã trở thành mô hình chuẩn của sự đổi mới không ngừng và dịch vụ khách hàng chất lượng. Cho đến năm 2007, uy tín của JetBlue mất dần và sự nghiệp của ông vì thế cũng đi xuống. Ông ngừng giữ chức vụ CEO tại công ty.

Nói về công việc gần đây nhất của mình, ông chia sẻ:” Khi chúng tôi bắt đầu lập hãng hàng không, giá xăng dầu lúc đó mới chỉ là 70 cent/gallon. Và cho đến nay giá xăng dầu đã tăng gấp 5 lần. Hãng máy bay của chúng tôi tiêu thụ khoảng nửa tỷ gallon xăng dầu mỗi năm. Khó khăn là chuyện không thể tránh khỏi. Công việc kinh doanh của chúng tôi nóng lên từng ngày khi giá dầu tăng, một thành viên trong hội đồng quản trị an ủi rằng rồi giá dầu sẽ lại hạ thôi, không phải lo. Tiếc là điều đó đã không xảy ra”.

Nhận xét về công việc kinh doanh của công ty từ vị thế một thành viên hội đồng quản trị, ông cho rằng:” Với vị trí từ trên cao, thành viên hội đồng quản trị dường như chỉ nhìn công ty qua một cái cửa sổ nhỏ, họ không thể nắm được tình hình của công ty chỉ qua buổi họp khoảng 4 tiếng/quý. Tôi đã không thành công khi tôi chỉ tập trung vào công việc của mình mà không mang đến cho hội đồng quản trị của mình bức tranh tổng thể và chi tiết về tình hình của công ty. Họ khó đưa ra quyết định chính xác. Và vì thế tôi thất bại.”

Về việc quan hệ với hội đồng quản trị, ông Donald cho biết ông luôn luôn thông báo thật cặn kẽ, chi tiết về những sự kiện mới trong công ty cũng như môi trường kinh doanh ngành cho hội đồng quản trị..

Jim Donald, cựu CEO của Starbucks, cho biết:” Số lượng cửa hàng của chúng tôi tăng từ 4 nghìn lên 16 nghìn và thị trường mở rộng gấp đôi chỉ trong một thời gian ngắn. Làm việc cho Starbucks là một trải nghiệm thật khó quên.”

 

Sản phẩm cà phê nổi tiếng của Starbucks


Cựu CEO của Motorola, ông Ed Zander kể lại quãng thời gian và nguyên nhân thất bại của mình như sau:” Tôi đã có một quãng thời gian khi công việc lên như diều gặp gió tại Motorola. 3 năm thành công. Năm cuối cùng của tôi, thất bại đến từ bộ phận sản xuất điện thoại di động. Chúng tôi đã không nhạy bén nắm bắt thay đổi trên thị trường. Khi chúng tôi không thể đưa ra sản phẩm mới nào cho AT&T, Verizon và Vodaphone, chúng tôi phải trả giá, thị trường cực kỳ khắc nghiệt.”

Và nếu có cơ hội làm lại họ sẽ…

Jim Donald, cựu CEO của Starbucks, đầy tiếc nuối khi nhớ về quá khứ:” Thông thường việc đầu tư vào các nước khác không mang lại lợi nhuận nhanh chóng như tại Mỹ. Nếu tôi mà biết kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, tôi đã quyết định đầu tư ra nước ngoài sớm hơn.”

Người hùng một thời của Motorola Ed Zander cho biết:” Nếu tôi có cơ hội làm lại, điều tôi tiếc nhất là tôi đã không tuyển được đúng người đúng việc. Với cương vị một giám đốc điều hành, tôi chỉ có thể điều hành, yêu cầu người nọ người kia làm chứ không thể tự thiết kế được một chiếc điện thoại. Tôi đã phải trả giá do đã không hành động tích cực hơn trong vấn đề nhân sự.”

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay