Bài tập giúp nhận định những kỹ năng bản thân
Lượt xem: 31,153Một trong những điều quan trọng nhất đối với một ứng viên là nhận ra được mình có những kỹ năng gì. Bạn cần hiểu rõ năng lực của mình để có thể “miêu tả” chúng một cách rõ ràng và thuyết phục trong resume cũng như trong buổi phỏng vấn.
Dưới đây chúng tôi đưa ra một bài tập nhỏ giúp bạn nhận ra những kỹ năng của bản thân, từ đó quyết định kỹ năng nào là thế mạnh giúp bạn trên bước đường tìm việc.
Đầu tiên, bạn hãy lập một danh sách mọi thứ bạn có thể làm được, nó có thể rất dài nhưng bạn có thể giản lược dần sau đó.
Tập trung vào những gì bạn đã viết ra, ví dụ:
- Giám sát người khác (nhân viên, trẻ nhỏ hay người giúp việc)
- Viết báo cáo
- Lái xe an toàn
- Quản lý ngân sách
- Sử dụng máy vi tính tốt
- Dễ làm quen với mọi người
- Tổng hợp thông tin
- Sáng tạo
- Sửa các thiết bị trong nhà như bóng đèn, đường ống nước…
- Tổ chức dự án
Danh sách cần bao gồm tất cả những kỹ năng trong công việc cũng như bên ngoài cuộc sống hằng ngày.
Bây giờ, hãy nghĩ về điều bạn biết - thông tin chọn lọc từ những điều bạn đã học được trong trường lớp, các sở thích và trong công việc. Ví dụ như:
- Phương thức bán bảo hiểm
- Tính toán thuế
- Quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
- Truy cập và tìm kiếm thông tin trên internet.
Mỗi danh sách của bạn nên có khoảng hơn 100 mục. Bây giờ, chúng ta sẽ chia làm 4 cột, theo thứ tự:
Khá thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng và chưa bao giờ. Lấy mỗi mục từ trong danh sách bạn vừa làm điền vào cột thích hợp. “Khá thường xuyên” ở đây nên được hiểu là công việc đó được làm hằng ngày, hay cố định vài lần một tuần, “thỉnh thoảng” thì khoảng 1 tháng hoặc ít hơn, và “thường xuyên” sẽ nằm trong khoảng giữa hai cột này.
Ví dụ:
Khá thường xuyên: Có những ý tưởng mới; Nói chuyện với các nhóm khác.
Thường xuyên: Quản lý ngân sách; Sắp xếp tài liệu.
Thỉnh thoảng: Lên kế hoạch cho hội thảo; Giảng dạy và giúp đỡ các đồng nghiệp khác.
Chưa bao giờ: Viết báo cáo; Tổ chức một cuộc họp.
Sau đó lấy ra khoảng 15 mục bạn “khá thường xuyên” và cũng rất yêu thích khi làm, 15 mục “thường xuyên” và 10 mục “thỉnh thoảng”. Hãy viết chúng vào chung một tờ giấy và xem mối liên hệ giữa chúng.
Ví dụ, khi nhìn vào đó bạn thấy bạn có vấn đề với việc giúp đỡ mọi người trong công việc (bạn cảm thấy không thoải mái khi phải chia sẻ thời gian để giúp đỡ người khác trong công việc của họ), bạn kém trong khả năng giao tiếp, hay bạn có khả năng sáng tạo cao, bạn kiểm soát ngân sách rất tốt và chặt chẽ,…
Khi bạn nhận ra được bản thân có những khả năng gì thì đó cũng chính là tính chất của loại công việc bạn muốn làm. Bạn có thể đem so sánh bản danh sách cuối cùng này với thông tin tuyển dụng để biết giữa những yếu tố bạn đã có và những gì còn thiếu, việc bạn muốn làm có giống với yêu cầu công việc đó không?