Bạn chọn: Bằng cấp hay Kiến thức?

Lượt xem: 35,803

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Có bằng cấp cao thì dễ xin được việc làm tốt, nhưng cái quyết định hiệu quả công việc lại là kiến thức. Bạn là một sinh viên nhưng có thật sự bạn đang học để tích lũy kiến thức hay chỉ đến lớp điểm danh mỗi ngày và chờ đến ngày nhận bằng?

Trước đây, xin việc là phải có bằng, bằng càng cao thì càng dễ xin việc. Nhiều công ty trước đây tuyển một vị trí công nhân sửa chữa bảo trì cũng đòi hỏi ứng viên có bằng cao đẳng, hay tuyển thư ký cũng cần bằng đại học. Người học cần phải có bằng cấp thật cao, thật nhiều nhưng thực tế lại không cần thiết trong công việc. Dẫn đến tình trạng thừa kỹ sư, cử nhân mà thiếu công nhân, thiếu người thợ. Người học tuy trình độ khác nhau nhưng ai cũng phải lo cho xong phần mình là phải có đủ mọi loại bằng thì mới mong tìm được việc. Điều đó dẫn đến thói quen học tập rất thụ động trong phần lớn sinh viên (SV).

Nhưng ngày nay ...
Nếu trả lời câu hỏi: “Bạn đi học vì bằng cấp hay kiến thức?” Chắc hẳn không ít SV sẽ dễ dàng xác định mục tiêu hàng đầu của mình là kiến thức. Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng thực sự trong công việc. Trong bối cảnh đất nước mở cửa ngày càng nhiều, kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người giỏi thực sự và con người sẽ được trả công xứng đáng với những gì mình cống hiến. Không nhà đầu tư nào muốn bỏ ra một khối tiền để trả lương cho những người không có năng lực, hay trả lương theo bậc kỹ sư để con người đó làm những công việc của một công nhân. Vì vậy, năng lực làm việc thực sự của người lao động ngày càng được đề cao. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà bạn đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người.

Hãy học vì kiến thức
Xác định mục tiêu học để tích lũy những gì cần thiết cho công việc mai sau, bạn hãy học một cách tích cực và chủ động. Nhiều SV ngày nay vẫn còn hay đổ lỗi tất cả cho chương trình giáo dục lỗi thời hay phương pháp tổ chức giảng dạy cổ hủ và so sánh nhiều với SV nước ngoài có những ưu tiên lợi thế trong học tập mà không nhận ra rằng chính bản thân của mình đang rất thụ động. Kiến thức ở mọi nơi xung quanh ta, phải thu gom, phải chủ động nắm bắt lấy nó. Không nên vì chương trình giáo dục lỗi thời, phương pháp lạc hậu mà cũng lạc hậu, lỗi thời theo.

Học chủ động là như thế nào?
- Đầu tiên là bạn hãy tự học. Đừng đợi kiến thức do thầy cô mang đến nhồi nhét vào đầu bằng cách đọc chính tả. Thầy cô chỉ là những người hỗ trợ bạn trong việc học tập. Hãy tìm hiểu thật nhiều, đọc sách thật nhiều, trau dồi nhiều bài tập và tại liệu liên quan đến môn học của mình. Chủ động thắc mắc, tự giải đáp thắc mắc và trực tiếp tham khảo ý kiến của thầy cô. Hãy làm quen với thư viện trường và giành nhiều thời gian ở đó. Lập nhóm học tập, cùng nhau trao đổi sẽ tạo sự hứng khởi và mang lại hiệu quả học tập cao.

- Hãy tham gia những khóa học ngắn hạn để trau đồi những kỹ năng xung quanh chuyên ngành học của mình. Ngày nay, trong công việc, những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng để bạn hoàn thành công việc của mình và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình... hay những khóa học về ngoại ngữ, tin học. Nhà tuyển dụng ngày càng đánh giá cao những kỹ năng này. Người ta cho rằng, trong thành công của người lao động ngày nay chỉ có 25% là từ kiến thức trên ghế nhà trường còn 75% là từ những kỹ năng mềm kể trên. Do đó, đây cũng là những kiến thức cần thiết mà bạn phải tích lũy song song với kỹ năng cứng từ trường chính quy. Tuy nhiên, dù học cái gì bạn hãy cố gắng thật sự để lãnh hội nó, không thôi bạn lại đi vào vết xe đổ là chạy theo bằng cấp đấy nhé.

- Một công việc bán thời gian phù hợp chuyên ngành đang học vừa để chi tiêu thêm trong đời sống SV, vừa để trau dồi và thực hành trực tiếp những kiến thức khô khan trên giảng đường và học hỏi thêm những kiến thức thực tế luôn là sự yêu thích của SV. Bạn sẽ có cơ hội cọ sát với môi trường làm việc của doanh nghiệp, vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Hãy thử tưởng tượng sau này khi ra trường, bạn viết vào lá đơn xin việc những kinh nghiệm bạn đã có qua hàng loạt công việc bán thời gian trong thời gian bạn còn đi học, điều đó sẽ thu hút nhà tuyển dụng như thế nào. Nhưng hãy cẩn thận, đừng quá ham mê làm thêm quá mà bê trễ nhiệm vụ chính của SV là học tập nhé.

Có vẻ như có rất nhiều cách để bạn học tập một cách chủ động mà tích lũy cho mình kiến thức và kỹ năng thật sự. Nhưng tất cả sẽ không thành công nếu bạn không bắt đầu ngay từ lúc này. Hãy phát huy thế mạnh sức trẻ để thu gom thật nhiều kiến thức. Bạn sẽ có một thời khóa biểu bận rộn nhưng không kém phần thú vị. Hãy để bằng cấp làm đúng nhiệm vụ của nó là chứng minh giá trị thực của bạn còn giá trị thực của bạn sẽ đảm bảo cho bạn một tương lai thành công.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay