Bạn có khả năng làm “lóa mắt” các nhà tuyển dụng?

Lượt xem: 16,810

Bạn có một sơ yếu lí lịch hoàn mĩ, nhưng điều đó chưa chắc đã gây được chú ý với nhà tuyển dụng. Bạn cần phải tạo được ấn tượng ngay lần gặp đầu tiên, phải làm "lóa mắt" họ bằng những kĩ năng mềm như dáng vẻ, sự chuyên nghiệp...

Để biết mình có làm “loá mắt” nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc hay không, hãy làm bài trắc nghiệm sau. Với mỗi câu trả lời đồng ý, bạn được 1 điểm:

 

1. Tôi tìm hiểu kĩ website của công ty trước khi đăng kí vào vị trí tuyển dụng.

 

2. Tôi gửi kèm đơn xin việc cùng sơ yếu lí lịch của mình.

 

3. Tôi viết thư xin việc theo phong cách cá nhân chứ không sao chép của người khác.

 

4. Tôi thường tìm kiếm thông tin cá nhân của mình trên mạng và khắc phục những chỗ có vẻ không chuyên nghiệp.

 

5. Tôi trả lời email một cách nhanh chóng.

 

6. Tôi tìm kiếm những bài báo, thông tin về nhà tuyển dụng và công ty.

 

7. Tôi ghi lại quá trình tìm việc của mình để có thể trích dẫn trong cuộc phỏng vấn khi cần thiết.

 

8. Tôi luyện tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn trước gương hoặc với bạn bè trước mỗi cuộc phỏng vấn.

 

9. Tôi ăn mặc lịch sự để tạo ấn tượng trong cuộc phỏng vấn.

 

10. Tôi thường mặc áo sơmi, áo vét, comple khi đến phỏng vấn.

 

11. Nếu có thể, tôi thường cắt tỉa tóc gọn gàng trước mỗi cuộc phỏng vấn.

 

12. Tôi thường tắm trước khi đi phỏng vấn.

 

13. Tôi hạn chế sử dụng nước hoa khi đi phỏng vấn.

 

14. Tôi nhận thức rõ cách cư xử của mình từ khi bước vào toà nhà công ty.

 

15. Khi bắt tay, tôi nắm chặt bàn tay của người đối diện chứ không bao giờ ôm ghì lấy.

 

16. Tôi cho rằng chào hỏi lịch sự mọi người mình gặp ở công ty là điều rất quan trọng.

 

17. Tôi không bao giờ nháy mắt với nhà tuyển dụng.

 

18. Cử chỉ có vai trò rất quan trọng dù khi đứng hay ngồi.

 

19. Tôi không hút thuốc trước cuộc phỏng vấn.

 

20. Nếu nhai kẹo cao su, tôi sẽ bỏ nó đi trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

 

21. “Trò chuyện” bằng mắt rất quan trọng.

 

22. Tôi tắt điện thoại di động trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

 

23. Nếu điện thoại reo, tôi xin lỗi người phỏng vấn và tắt nó đi ngay dù không nhìn xem ai đã gọi.

 

24. Tôi đặt ra những câu hỏi liên quan tới công việc.

 

25. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự lạc quan dù đề cập tới mặt trái của công sở hay những tình huống khó xử với đồng nghiệp.

 

26. Tôi luôn chứng tỏ sự hiểu biết và nhiệt tình với công việc cũng như công ty.

27. Tôi không dùng tiếng lóng trong cuộc phỏng vấn.

 

28. Tôi không bao giờ nói xấu sếp, công ty và đồng nghiệp cũ trong cuộc phỏng vấn.

 

29. Tôi không phải là người đề cập tới vấn đề tiền lương trước.

 

30. Tôi luôn luôn nói “Làm ơn” và “cám ơn”

 

Và đây là kết quả:

1 - 7 điểm: Nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt với bạn. Do đó, trong cuộc phỏng vấn tiếp theo, hãy chuẩn bị thật kĩ và chú ý tới cách cư xử của bạn.

 

8 - 14: Dù có thể vẫn nhận được lời đề nghị công việc nhưng rõ ràng bạn vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng cải thiện cách thể hiện của bản thân.

 

14 - 22: Bạn có nền tảng tốt nhưng không phải là người toả nhất nhất trong số các ứng viên. Hãy cố gắng hơn một chút khi chuẩn bị và bạn có thể là một ứng viên" đáng ghờm".

 

23 - 30: Xin chúc mừng! Nhà tuyển dụng hoàn toàn ấn tượng với bạn. Bạn là một ứng viên đáng nhớ và có cách thể hiện đúng mực. Hãy thực tế hơn và bạn sớm nhận được lời đề nghị công việc.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay