Bạn có phù hợp với môi trường công việc mới?

Lượt xem: 18,450

Khi tìm kiếm một công việc mới, bạn có thể hào hứng với sự khởi đầu nhưng cũng cần phải cẩn thận để sự nhiệt tình của bạn không làm mờ đi một yếu tố rất quan trọng: Bạn phù hợp với môi trường công việc mới như thế nào. Rất nhiều ứng viên đã quên cân nhắc khía cạnh này khi nhận việc trong khi nó lại đóng vai trò quan trọng nhất để bạn nhận ra sự hài lòng của mình ở vị trí mới.

Mỗi công ty đều có nền văn hóa khác nhau. Nó thể hiện, phản ánh những chính sách hoạt động của công ty và tạo nên môi trường làm việc đặc trưng của công ty đó.

Hãy nghĩ đến môi trường văn hóa công ty như là chiếc kính mà bạn đeo hằng ngày vậy. Thậm chí đó phải là chiếc kính tốt nhất – Cái tạo ấn tượng và gợi lên những lời khen từ các đồng nghiệp – bạn sẽ phải nhanh chóng bỏ nó đi nếu nó luôn luôn kẹp chặt chiếc mũi của bạn.

Chính vì vậy, làm thế nào bạn có thể nói rằng mình phù hợp với môi trường văn hóa làm việc mới này hay không trước khi bạn bắt đầu công việc? Điều đó chẳng dễ dàng chút nào nhưng bạn cũng nên làm theo một số lời khuyên sau:

Biết được bạn muốn gì

Nhiều ứng viên đánh giá không đúng khả năng của họ trong việc thích nghi với môi trường mới, cho nên họ không dành thời gian để nghiên cứu và thậm chí là ngay chính bản thân họ cũng không biết mình phù hợp nhất với loại môi trường công sở nào nhất. Bạn phù hợp với môi trường đòi hỏi khắt khe hay một môi trường thoải mái? Môi trường sáng tạo hay làm việc theo kiểu truyền thống?

Hãy liệt kê một danh sách các giá trị trong công việc để bạn có thể hiểu rõ hơn mình dễ dàng thích ứng với môi trường văn hóa công sở nào. Ví dụ, nếu bạn đánh giá cao việc giao tiếp thường xuyên với các sếp, bạn có thể gặp một số vấn đề khó khăn nếu sếp hiếm khi ở văn phòng.

Nghiên cứu

Bạn có thể dễ dàng phác họa một bức tranh về môi trường làm việc của công ty dựa trên những gì mà bạn nghe được từ bạn bè và các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chú trọng và quan tâm đến những điều vừa mới thu thập được.

Hãy bắt đầu tìm hiểu về công ty thông qua website. Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu những tin tức và các site doanh nghiệp trên các bài báo hoặc là các profiles của công ty đó.

Sếp trước hoặc sếp hiện tại có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc có giá trị. Thậm chí nếu bạn không biết bất kỳ ai đang làm việc trong công ty thì bạn cũng có thể tận dụng các mối quan hệ của mình để chia sẻ điều này.

Các site kết nối mạng trực tuyến như LinkedIn hoặc Face book có thể giúp bạn mở rộng các mối quan hệ và hiểu hơn về công ty của bạn. Bạn càng hỏi nhiều người, ví dụ, nếu bạn nghe những lời cảnh báo tiêu cực từ một nhân viên cũ của công ty, thì bạn càng phải cố gắng cân nhắc kỹ nó với những ấn tượng của một ai đó cùng làm với bạn trong công ty hiện tại.

Học từ cuộc phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn hiểu hơn về văn hóa công ty. Ví dụ, chú ý đến không khí tại nơi làm việc. Những nhân viên dường như rất bận rộn với công việc, hay là làm việc dưới áp lực và độc lập?

Khi gặp gỡ người tuyển dụng, hãy đặt ra những câu hỏi hướng tới văn hóa công ty như “ Anh thích nhất điều gì khi làm việc tại đây?” Bạn cũng có thể hỏi về những đặc điểm của công ty mà được đánh giá là quan trọng nhất hoặc là mức độ làm việc ngoài công sở như thế nào.

Một lần nữa, cách mà người phỏng vấn đáp lại có thể là những thông tin bạn đang cần tìm.

Tìm thông tin từ nhiều nguồn

Đừng đặt quá nhiều niềm tin của mình vào bất cứ một ấn tượng riêng lẻ nào dù đó có phải là từ người phỏng vấn, hoặc những kinh nghiệm từ bạn của bạn. Càng có nhiều thông tin, bạn càng có thể hiểu hơn về mỗi cá nhân trong công ty. Ví dụ, lời phàn nàn của nhân viên cũ về môi trường văn hóa có thể nói lên nhiều điều về con người hơn là văn hóa tại nơi làm việc.

Nhưng ở thời điểm tương tự này, bạn đừng nên cố chấp nhận sự không phù hợp của mình với môi trường làm việc mới nếu bạn không thoải mái về bất cứ một khía cạnh nào. Một cuộc phỏng vấn tiếp theo sẽ là một sự lựa chọn tốt để bạn đón nhận những cơ hội mới.

Khi tìm hiểu, hãy nhớ rằng bạn đừng quá quan tâm đến toàn bộ hoạt động của công ty. Bạn đang tìm hiểu nó để xem xem bạn hợp như thế nào. Nhớ rằng, khi tìm hiểu văn hóa công ty, không phải điều gì cũng phù hợp với bạn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay