Bạn có thể trở thành ông chủ?

Lượt xem: 12,434

Bạn là người làm thuê nhưng vẫn muốn giữ vai trò làm chủ. Làm thế nào để biết mình có sẵn sàng cho chiếc ghế lãnh đạo? Hãy tự trắc nghiệm bản thân để biết đâu là ưu điểm của mình

Bạn có thể trở thành ông chủ?

Điều cơ bản nhất là các công ty muốn tìm kiếm lãnh đạo giỏi có thể tập hợp mọi người vào trong một tổ chức và cùng chung hành động và vì một mục đích.

Điều này cũng có nghĩa các công ty mẹ thường tìm kiếm những người có tầm nhìn rộng và am hiểu văn hóa nhiều nước trên thế giới, có khả năng thích nghi và hòa hợp để xây dựng được mối quan hệ giữa các thành viên và kết hợp được sức mạnh mỗi thành viên, truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất.

Bạn thể hiện như thế nào khả năng lãnh đạo của mình trong cuộc phỏng vấn hay trong resume?

Để có vị trí cao nhất, hãy thể hiện khả năng suy nghĩ toàn diện của mình, có chiến lược và có tầm nhìn tổ chức dài hạn. Hãy nói về những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ, làm cách nào để bạn thực hiện điều đó, cách truyền tải thông tin, suy luận và hành động bằng cách nhìn vào một bức tranh.  

Đối với công việc quản lý

Hãy làm nổi bật và rõ ràng kết quả thành tựu mà bạn làm được nhưng tập trung vào cách thể hiện và làm thế nào để giúp bạn lãnh đạo nhóm thành công. Không nên kể công mình. Thay vào đó hãy nhấn mạnh về vấn đề bạn đã làm gì để giúp người khác phát triển và mọi người đã làm việc như thế nào cho bạn để hoàn thành dự án đạt kết quả cao nhất. Bạn đã từng nắm giữ vị trí lãnh đạo trước đây?

Một cách để bạn thể hiện sự hứng thú và năng khiếu của mình nữa là tìm kiếm sự phản hồi từ những người cộng sự trong các dự án bạn đang làm. Tập trung vào những thay đổi nhỏ và kiểm tra lại quá trình vận hành của dự án từ những góp ý đó. Không chỉ vai trò và quan hệ của bạn được cải thiện mà sự phản hồi còn là một bằng chứng chứng minh tố chất lãnh đạo của bạn. Những người lãnh đạo không cần phải làm những bản báo cáo trực tiếp.

Bạn có khả năng lãnh đạo khi bạn có thể lái mọi thứ thay đổi được.

Một người lãnh đạo thường rất táo bạo và mạnh dạn, họ có thể thay đổi được cục diện của dự án theo hướng tốt nhất. Bạn phải biết tập trung vào những gì cần thiết để có thể quyết định và phán xét mọi thứ theo hướng có lợi nhất bằng cách lập ra những thước đo tiêu chuẩn.

Tất nhiên phải làm sao để nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư... cảm thấy những thay đổi đó có giá trị. Khi xây dựng các bước kế tiếp bạn đảm bảo được những thành tựu đó phải được nhận thấy và tiến triển tốt. Khi chia sẻ kinh nghiệm, mô tả bạn làm thế nào để dẫn đến những sự thay đổi đáp ứng được mong đợi đó. Đâu là điểm mạnh nhất, yếu nhất của mình? Không nên đưa câu hỏi chung chung quá. Câu trả lời chứng minh rằng bạn thực sự muốn làm việc, còn điểm mạnh nhất chính là yếu tố cần cho vị trí bạn xin vào.

Tất nhiên không nên chú ý đến điểm yếu nhiều quá vì đôi lúc điểm yếu của một lãnh đạo giỏi có thể là do tỉ mỉ quá nên làm tiến độ chậm hoặc say mê công việc quá nên quên hết mọi thứ xung quanh. Những cái đó rất đáng để bạn tự hào.

Người lãnh đạo tốt là người thầy tốt, vì có thể giúp đỡ những người xung quanh tiến bộ, phát triển. Khi nhận được hồi âm từ nhân viên, hãy xem đó là một tín hiệu lạc quan vì bạn đang được quan tâm, góp ý. Tập trung và đơn giản hóa vấn đề để có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn. Luôn luôn nhìn về phía trước. Người lãnh đạo giỏi phải nhớ rằng dù bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng bạn có thể tạo dựng tương lai

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay