Băn khoăn về công việc mới

Lượt xem: 14,684

Sau cuộc phỏng vấn, công ty gọi điện đến thông báo bạn đã được tuyển dụng. Điều đó đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã có một công việc. Nhưng liệu bạn dám đảm bảo mình có thể tìm kiếm được sự thoả mãn ngay trong chính vị trí mới này?


Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tự hỏi và trả lời 5 câu hỏi gợi ý dưới đây của Julie Jansen, tác giả cuốn sách I Don''t Know What I Want, But I Know It''s Not This: A Step-By-Step Guide to Finding Gratifying Work (Tạm dịch: Tôi không biết tôi muốn gì nhưng tôi biết cách tìm kiếm sự hài lòng trong công việc); để chắc rằng sự lựa chọn của bạn là đúng đắn:

1. Trách nhiệm công việc thực tế có đem đến cho bạn sự hài lòng và những thách thức mới? Đặt ra câu hỏi này có nghĩa là bạn đã có một cái nhìn tương đối xa về vị trí, về lương bổng và những lợi ích bạn thu nhận được từ công việc mới. Bên cạnh đó hãy nghĩ xem bạn sẽ sử dụng phần lớn thời gian của mình để làm gì? Liệu công việc này có phù hợp với năng lực của bạn hay không? Bạn sẽ thích nghi nhanh chóng với công việc mới nhưng cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy chán?

2. Điểm mạnh và điểm yếu của sếp mới là gì? Thật khó có thể trả lời nhưng thực sự là rất cần thiết để biết điều đó. Nắm được sở thích, phong cách của sếp sẽ giúp bạn có thể linh hoạt trong các mối quan hệ cũng như khi làm việc với sếp. Nếu không, bạn sẽ rất dễ dàng bị bật ra khỏi vị trí đó.

3. Công ty mới có nhiều thay đổi hay không? Đó là những thay đổi nào? Việc tìm hiểu những thay đổi trong công ty (cơ cấu tổ chức, cách quản lý, các thủ tục kinh doanh…) sẽ giúp bạn tránh được những bất ổn ở vị trí mới. Nhớ rằng bất kỳ một sự thay đổi đổi nào cũng có tác động ở một mức độ nào đó đến công việc việc của bạn.

4. Công việc yêu cầu những kỹ năng nào? Và bạn sẽ có được những kinh nghiệm gì từ công việc đó? Hãy chắc rằng những kỹ năng cần thiết này phải đảm bảo cho sự thăng tiến của bạn trong tương lai, chúng phải được đào tạo thêm và phát triển hơn nữa. Bạn nên hướng tới mục tiêu là vừa hoàn thành tốt công việc, vừa có thể đầu tư cho những kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

5. Bao nhiêu người đã từng giữ vị trí đó? Biết được điều này, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao họ lại ra đi để từ đó bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về vị trí công việc. Bạn nên tìm hiểu xem tại sao họ được thăng chức hoặc tại sao họ lại rời bỏ công ty? Trả lời được những câu hỏi đó sẽ giúp bạn nhanh chóng quyết định nên hay không nên gắn bó lâu dài với công ty.

“Trên thực tế, để kiếm được một công việc lý tưởng không phải là chuyện dễ. Ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng có thể cảm thấy không thoả mãn về một điểm gì đó bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết đối mặt với những khó khăn đó và tìm cách khắc phục chúng”. Jansen nói.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

job tags/ skills:

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay