Bạn là người yêu sách! Sao không kinh doanh cửa hàng sách?
Lượt xem: 1,099
Là chủ một cửa hiệu sách bạn có thể cảm nhận được một kho tàng kiến thức vô giá đang nằm trong tay bạn, đọc và nhận những lời khuyên bổ ích từ sách vở và hơn thế nữa là bạn có thể mua và bán nhiều loại sách khác nhau.
Bạn sẽ khám phá ra cả một kho tàng sách với nhiều điều mới mẻ và thú vị, và có lẽ bạn sẽ không bao giờ quên những tác phẩm kinh điển của thế giới đã và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Đọc và sưu tầm sách là một trong những thú vui tao nhã nhất, bạn có quyền cất giữ và sở hữu cho riêng mình những cuốn sách cổ đầy giá trị về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Mọi người sẽ cảm nhận ra sao khi nhìn thấy một trong những tác phẩm kinh điển và quý giá nhất của nhân loại đang tọa lạc trên chiếc kệ sách đáng yêu của bạn hoặc nó được bạn trưng bày một cách trịnh trọng nơi phòng khách của gia đình!
Sách vở làm thay đổi cuộc sống của chúng ta cho dù nó thuộc bất kì trường phái nào: cổ điển hay hiện đại.
Trong nền văn hóa của chúng ta, các hiệu sách được xem là một xã hội trí thức thu nhỏ, nơi mà mọi người có thể trao đổi thẳng thắn với nhau về mọi vấn đề và khía cạnh trong cuộc sống.
Nhiều nhà sách đã trở thành một cộng đồng nơi mà nhiều người tập trung lại để nói chuyện và học hỏi lẫn nhau. Vậy tại sao hiệu sách của bạn không trở thành một nơi như thế? Hãy biến hiệu sách của mình thành một “góc nhỏ của xã hội tri thức” trong lòng cuộc sống quá bộn bề ngày nay.
Khi có một hiệu sách của riêng mình, bạn có thể thổi vào đó những ý tưởng sáng tạo độc đáo của riêng cá nhân và biến cửa hàng sách của bạn trở thành một nơi thu hút nhiều đọc giả như những gì mà bạn hằng mong muốn. Bạn cũng có thể bán những loại sách nào mà bạn muốn vì giờ đây bạn đã tự do để thực hiện mọi quyết định của mình.
Bạn có thể bán những loại sách mới, sách cũ hoặc cả hai, và bạn cũng có thể bán những loại sách quý hiếm để phục vụ cho việc sưu tầm sách quý cho những ai có nhu cầu.
Cửa hiệu của bạn cũng có thể bán nhiều loại sách khác nhau trong nhiều lĩnh vực như Khoa học, tôn giáo, sách dành cho các bà nội trợ, sách dành cho trẻ em…Và trên tất cả là bạn cũng muốn có một chút gì đó nổi tiếng trong giới doanh nghiệp!
Nhiều chủ hiệu sách có những ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với cộng động và xã hội nơi mà họ đang sinh sống. Tiếng nói của họ thật sự rất có trọng lượng đối với cộng đồng của họ. Bạn cũng có thể sở hữu riêng cho chính mình một hiệu sách như vậy và trở thành một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng của chúng ta.
Và nếu thật sự việc kinh doanh một cửa hiệu là ước mơ của bạn thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên bổ ích để bạn có thể bắt đầu thực hiện ước mơ của chính mình:
Bắt đầu kinh doanh hiệu sách như thế nào?
• Làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh cho hiệu sách của bạn?
• Quyết định xem nên mở một cửa hàng sách kiểu nào ( sách mới, sách cũ, các loại sách đặc biệt hay tất cả…)
• Có thể miêu tả khái quát công việc kinh doanh của bạn như sau:
• Mua lại những hiệu sách có sẵn ( vậy bạn phải tìm xem có hiệu sách nào muốn chuyển nhượng hay không?)
• Mua lại một cửa hiệu và trở thành đại lý độc quyền cho một công ty nào đó.
• Và tự mở một cửa hiệu sách theo ý tưởng của riêng mình.
• Kế đến là chọn một cái tên cho cửa hiệu của mình.
• Để đầu tư cho cửa hiệu sách của mình thì vấn đề bạn cần phải nghĩ đến là nguồn vốn lấy từ đâu?
• Và nên đặt cửa hiệu của bạn ở đâu để kinh doanh thuận lợi, hãy tìm hiểu thông tin về vị trí mà bạn muốn chọn, kể cả thông tin về giấy phép kinh doanh và các luật lệ có liên quan.
• Thiết kế cửa hiệu như thế nào cho phù hợp với môi trường nhưng vẫn mang một nét riêng có thể thu hút thị hiếu của đọc giả.
• Các trang thiết bị cần thiết cho một cửa hiệu kinh doanh sách là gì? Có thể là giỏ mua sắm và máy tính tiền…
• Bạn cũng có thể hình thành một quầy café trong hiệu sách của mình! Tại sao không nhỉ?
Hàng hóa thì bạn có thể lấy từ các nguồn sau:
• Có thể mua trực tiếp từ nhà xuất bản
• Có thể mua từ các đại lý bán sỉ
• Mua sách cũ hoặc mua từ những cá nhân muốn bán những quyển sách của gia đình.
• Bạn cũng có thể kèm theo các mặt hàng phụ như: quà lưu niệm, bánh kẹo, thiệp và nước giải khát v.v…
Quản lý cửa hiệu:
• Làm thế nào để điều hành cửa hiệu của bạn hoạt thật tốt hằng ngày?
• Tìm và tuyển dụng nhân viên như thế nào cho phù hợp với công việc?
• Cách tổ chức và sắp xếp sách trong cửa hiệu như thế nào?
• Giá cả thì ra sao?
• Các phần mềm tin học nào giúp cho bạn quản lý tốt cửa hiệu của mình?
• Quảng cáo như thế nào thì thu hút được nhiều khách hàng?
• Tổ chức một số sự kiện tại nhà sách của bạn.
• Tạo ra một website để giới thiệu và buôn bán sách trên mạng quốc tế.
• Các mối quan hệ khách hàng, nắm và phản hồi các thông tin từ khách hàng, đồng thời học hỏi và rút kinh nghiệm để phát triển cửa hiệu ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Đó là một số lời khuyên của chúng tôi dành cho nghề nghiệp mà bạn yêu thích, chúc bạn thành công trong ước mơ nghề nghiệp của mình!