Bạn sẽ làm gì để ghi điểm với sếp?

Lượt xem: 15,750

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Là nhân viên, chắc hẳn bạn luôn muốn tạo được ấn tượng tốt đẹp với sếp. Bạn muốn được sếp đánh giá cao và tin tưởng, từ đó tạo thuận lợi cho bạn trong công việc và luôn được sự ủng hộ của sếp. Vậy bạn đã từng nghĩ mình phải làm thế nào chưa? Bạn sẽ chọn những việc làm nào trong một số gợi ý dưới đây?

1. Đừng hỏi sếp những câu hỏi mà bạn có thể trả lời


Bạn có nghĩ rằng sếp mình thích trả lời những câu hỏi mà chỉ cần suy nghĩ kỹ là bạn sẽ biết câu trả lời không? Hãy động não và chắc chắn rằng mình đã tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi đặt câu hỏi với sếp. Đừng yêu cầu sếp tìm giải pháp cho bạn, mà hãy trình sếp những khả năng có thể. Vị sếp nào cũng muốn nhân viên của mình có khả năng làm việc độc lập, và họ sẽ không đánh giá cao những nhân viên lười suy nghĩ.

2. Luôn hoàn thành công việc được giao

Sếp nào cũng muốn nhân viên của mình hoàn thành tốt công việc mà họ được giao đúng thời hạn. Bạn hãy nỗ lực và cố gắng trong công việc để chứng tỏ bản thân và khả năng làm việc, luôn sẵn sàng đáp ứng công việc, nhạy cảm với công việc, xử lý tốt những tình huống phát sinh. Nếu gặp khó khăn mà bạn biết cách vượt qua để làm tốt hơn thì chắc chắn rằng sếp của bạn không thể không ghi nhận những gì bạn đã làm.

3. Cố gắng hiểu sếp

Dì là sếp, họ cũng như bạn thôi, cũng muốn có người hiểu, chia sẻ và cảm thông với mình trong công việc. Là nhân viên, bạn cũng nên quan tâm tới những điều tưởng như không liên quan gì tới công việc như sở thích của sếp, và nếu nắm bắt được điều này thì cơ hội ghi điểm với sếp đã đến với bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những khó khăn trong công việc của sếp để cùng chia sẻ, cảm thông với sếp, đừng lúc nào cũng phàn nàn thế này thế kia. Bạn hãy góp ý và thật lòng với sếp khi có những khúc mắc, bất bình hay thậm chí những gì bạn cho là sếp đã sai. Hãy thẳng thắn với sếp và đừng để những chuyện nhỏ nhặt ảnh hưởng tới mối quan hệ này.

4. Nhận khuyết điểm khi mắc lỗi

Trong cuộc sống hàng ngày, không phải ai và lúc nào cũng hoàn hảo, và trong công việc cũng vậy, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc mắc lỗi trong công việc. Chỉ cần bạn thể hiện như thế nào và biết nhận khuyết điểm thì chắc chắn sếp sẽ đánh giá cao tính trung thực của bạn. "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại", sếp của bạn cũng vậy, những gì bạn học được qua mỗi lần sai lầm mới là điều đáng quan tâm.

5. Làm nhiều hơn việc bạn phải làm

Làm tốt những việc được giao là công việc và trách nhiệm của bạn, nhưng để sếp đánh giá cao khả năng làm việc và thích nghi trong công việc thì ngoài việc của mình, bạn nên sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ công việc với các đồng nghiệp, sẵn sàng nhận việc ngoài giờ khi có thể, hãy thử sức với những thách thức mới để có được sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Bạn hãy thực hiện và bắt tay vào làm bất cứ việc gì sếp giao, đừng than vãn về những khó khăn với sếp trước khi chưa bắt đầu. Và nhớ là đừng bao giờ nói rằng: "Đó không phải là việc của tôi".

6. Tôn trọng sếp

Trong công ty, bạn nên hiểu ai là cấp trên, ai là người có quyền điều hành và quản lý công ty. Bạn cần phân biệt rõ ràng cách cư xử của bạn với sếp nhằm thể hiện sự tôn trọng. Mặc dù, bạn có quan hệ thân thiết với sếp như thế nào chăng nữa, thì trong công ty, đó cũng là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Bạn sẽ bị mang tiếng là "nịnh hót" hay lợi dụng sự ưu ái của sếp để mưu lợi cá nhân. Hãy giữ đúng khoảng cách cần thiết với sếp để tạo được ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và trong suy nghĩ của sếp.

7. Làm chủ cảm xúc của bạn

Nóng nảy quá đôi khi để lại ấn tượng không tốt và gây bất lợi cho bạn trong công việc, trong mối quan hệ với sếp, với đồng nghiệp. Cố gắng tránh tranh luận với sếp khi đang tức giận, hãy đợi tới khi bạn tự trấn an tinh thần, thoát khỏi mọi sự chi phối và biết mình cần phải làm gì thì hãy tới gặp sếp. Biết điều khiển cảm xúc sẽ giúp bạn có những mối liên hệ tốt với mọi người, hòa hợp với đồng nghiệp và được lòng sếp. Điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc của mình.

Trên đây chỉ là một số gợi ý để giúp bạn tạo được những ấn tượng tốt và ghi điểm với sếp. Để có thể thành công trên con đường sự nghiệp và có mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp trong công ty, bạn hãy tự đúc kết cho mình những kỹ năng cần thiết từ sự trải nghiệm của bản thân.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay