Bạn trúng tuyển cả 2 công ty?

Lượt xem: 60,407

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Làm gì khi cùng lúc nhận được thông báo trúng tuyển từ 2 nhà tuyển dụng? Bạn vừa nhận được offer letter cho vị trí kỹ sư phần mềm ở công ty A, ngay sau đó, công ty B gọi điện và thông báo rằng bạn đã đậu vòng phỏng vấn và chuẩn bị đi làm. Vậy, bạn phải làm gì trong trường hợp này.

Làm gì khi cùng lúc nhận được thông báo trúng tuyển từ 2 nhà tuyển dụng?
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhận được thông báo trúng tuyển từ 2 nhà tuyển dụng cùng một thời điểm? Nghe qua có vẻ rất thú vị, tuy nhiên sẽ vô vùng khó khăn để đưa ra quyết định trong trường hợp cả 2 đều là công ty bạn mong muốn được làm việc. Giải pháp tốt nhất trong tình huống trên là loại bỏ tất cả các yếu tố tình cảm khi đưa ra quyết định và suy nghĩ về các lựa chọn của  một cách hợp lý và có phương pháp. Sau đây sẽ là một số lời khuyên giúp bạn thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Bạn trúng tuyển cả 2 công ty?

1. Xin phép nhà tuyển dụng cho thêm thời gian trước khi trả lời.
Tại hầu hết các công ty, việc bạn đến nhận việc trễ hơn vài ngày không hề là vấn đề lớn lao. Họ thường tạo áp lực cho các ứng viên để chấp nhận lời đề nghị tuy nhiên nếu họ tôn trọng thời gian của bạn, họ sẵn sàng cho bạn thêm vài ngày để suy nghĩ về các lựa chọn. Ngoài ra, hành động này còn chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm khi đảm nhận bất kỳ công việc nào.

2. Lập ra các danh sách.
Một trong số các cách tốt nhất để suy nghĩ thông suốt là viết ra các suy nghĩ trên giấy. Trước hết, hãy viết ra các nguyên nhân khiến bạn rời bỏ công việc cũ và điều nào thật sự quan trọng đối với bạn. Chúng có thể là môi trường làm việc, thời gian nghỉ phép, địa điểm công ty… Sau khi thực hiện  phân tích này, bạn sẽ có được danh sách các yêu tố mà bản thân mong muốn có được khi làm việc và sử dụng chúng để đánh giá 2 công ty. Kế tiếp, bạn tạo ra danh sách các ưu và nhược điểm của chúng. Hãy suy nghĩ cẩn thận, đừng vội vã khi tiến hành bước này. Nó sẽ giúp bạn có được một quyết định đúng đắn.

3. Hãy nhớ rằng tiền không phải là tất cả
Có thể bạn cảm thấy hấp dẫn bởi mức lương cao, tuy nhiên còn rất nhiều nhân tố bạn cần cân nhắc vì sự nghiệp tương lai. Đó là các nhân tố như: đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo của công ty, chính sách khen thưởng, trợ cấp, con đường sự nghiệp và các cơ hội. Bạn có thể chấp nhận một công việc được trả lương cao, tuy nhiên không có nhiều cơ hội để phát triển. Sự nghiệp là một quãng đường dài không phải là cuộc đua nước rút. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của bạn!!

4. Thu thập ý kiến từ người khác.
Nếu có cơ hội, hãy chuyện trò với các nhân viên của 2 công ty. Hãy tìm hiểu danh tiếng và định hướng của họ. Bạn sẽ biết được tính cách nào sẽ phù hợp cho từng công ty. Các nhân viên có làm việc vui vẻ không? Họ có nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ nhau không? Nếu các nhân viên tỏ ra do dự khi trả lời, bạn nên cân nhắc lại quyết định của mình.

5. Đừng qua cầu rút ván.
Một khi đã có được quyết định cuối cùng, hãy chắc chắn là bạn biết cách từ chối công ty còn lại một cách tế nhị và khôn khéo. Hãy viết một lá thư cảm ơn và giải thích rằng công ty và các nhân viên đã để lại trong bạn ấn tượng rất sâu sắc, tuy nhiên bạn vô cùng xin lỗi vì phải chọn lựa một hướng đi khác. Bạn nên duy trì mối quan hệ với công ty này vì biết đâu khi mọi việc thay đổi, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ.

Hãy ghi nhớ rằng những điều bạn hành động hôm nay sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thành công ngày mai. Nếu phải cân nhắc tất cả các lựa chọn, hãy suy nghĩ cẩn thận về các cơ hội cũng như tôn trọng các công ty. Kết quả là bạn sẽ có được quyết định đúng đắn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay