“Bằng cấp chỉ là điều kiện sơ tuyển”
Lượt xem: 17,626Đây là ý kiến chung của đa số nhà tuyển dụng hiện nay, chẳng hạn tuyển dụng nhân viên văn phòng, tuyển dụng Vingroup, Aeon Bình Tân tuyển dụng,... Điều họ cần ở các ứng viên, ngoài bằng cấp còn có kinh nghiệm làm việc, chịu được áp lực công việc, nhiệt tình, sáng tạo và niềm hăng say lao động, mức độ chung thủy với doanh nghiệp…
Đó cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước áp dụng chế độ tập sự, thử việc như là một thủ tục bắt buộc đối với nhân viên mới được tuyển dụng, mặc dù khâu xét duyệt hồ sơ, thi tuyển đã được tiến hành rất cẩn thận.
Bằng cấp chỉ được coi là điều kiện sơ tuyển, thậm chí có vị trí chỉ xét tuyển qua kiểm tra năng lực chứ không cần bằng cấp. Ở những vị trí như nhân viên bán hàng, lễ tân khách sạn…, người ta thích kinh nghiệm hơn bằng cấp.
Những quy định ngặt nghèo về bằng cấp trước đây đã dần được đơn giản hoá, nhường chỗ cho một số điều kiện mà nhà tuyển dụng cho rằng quan trọng hơn. Chẳng hạn, nếu như trước đây rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có bằng chuyên môn loại khá trở lên thì hiện nay, yêu cầu này không còn là điều kiện bắt buộc nữa.
Theo một kết quả điều tra của Dự án Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT thì, trên 60% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức khi được tuyển vào doanh nghiệp. Những kiến thức họ được học trong trường quá khác so với công việc ngoài xã hội. Nhiều nhân viên có hồ sơ rất “đẹp” với bằng chuyên môn khá, giỏi, kết quả thi tuyển cũng rất khả quan nhưng khi được tuyển vào lại không làm được việc hoặc thái độ làm việc không tích cực.
Các nhà tuyển dụng bây giờ đã thực tế hơn, họ thích tìm những người nhiệt tình và biết làm việc, thậm chí công ty chấp nhận đào tạo cho nhân viên mới, miễn họ nhìn thấy ở nhân viên này khả năng làm việc tốt.
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng với này, các ứng viên nên:
- Xác định yêu cầu công việc: Trước khi ra trường, mỗi chúng ta hãy xác định cho mình một công việc cụ thể mà mình sẽ làm trong tương lai, điều đó giúp bạn trang bị cho mình kỹ hơn những kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với công việc đó. Cảm thấy thiếu cái gì, các bạn nên bổ sung ngay cái đó, đừng chỉ chăm chăm “nâng cấp” cho những chiếc bằng. Nhà tuyển dụng thích thực tế hơn.
- Mạnh dạn học hỏi, thể hiện sự cầu tiến: Bạn mới vào, còn nhiều bỡ ngỡ, hãy học hỏi ở lãnh đạo và đồng nghiệp cũ để biết được những gì bạn cần phải làm để thực hiện tốt công việc được giao.
- Tích luỹ kinh nghiệm qua công việc: Biết cách tích lũy, chỉ sau 2 tháng, một sinh viên mới ra trường đã có thể vững vàng trong công việc.
- Thường xuyên cập nhật thông tin: Xã hội hiện đại phát triển không ngừng, ngày nay, dù làm bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng nên chịu khó cập nhật thông tin.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :