Bao nhiêu thầy thật, bao nhiêu
Lượt xem: 13,480Đó cũng là câu hỏi của nhiều người khi nói đến thực trạng giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay. Trong một đợt kiểm tra mới đây, hai sở GD-ĐT và LĐ-TB&XH đã phát hiện đa số GV ngoại đều không có giấy phép giảng dạy.
Trong đó, không ít người chỉ là khách du lịch (tây balô) không có bằng cấp và trình độ chỉ thường thường bậc trung...
Những năm gần đây để thu hút học viên, các trường, trung tâm ngoại ngữ đã đua nhau tuyển giáo viên (GV) ngoại, nâng số lượng GV ngoại ở TPHCM lên đến con số khá cao.
Đa số đều dạy chui!
Trường ngoại ngữ Dương Minh có đến năm cơ sở khá hoành tráng đặt tại các quận 1, Phú Nhuận, Gò Vấp... Tại một cơ sở đặt tại Phú Nhuận, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh các giảng viên nước ngoài được trưng bày ở một vị trí khá bắt mắt.
Chẳng những vậy, các tờ rơi giới thiệu đều in đầy hình ảnh GV ngoại một cách hữu ý kèm theo quảng cáo “có sự hợp tác của GV Anh, Mỹ có bằng BA, MA”. Tuy nhiên theo con số khảo sát từ cơ quan chủ quản, chưa ai ở đây có giấy phép dạy học(!).
Một điều rất dễ nhận thấy là các cơ sở dạy ngoại ngữ hiện nay đều xem việc có GV nước ngoài như một ưu thế để thu hút học viên, và ra sức quảng cáo hình ảnh các GV này bằng sự xuất hiện tại các buổi lễ, trên tivi, quảng cáo hình ảnh trên các tờ rơi, thậm chí có trường dân lập mà tên gọi có chữ “quốc tế” còn “làm màu” bằng cách bố trí người nước ngoài tiếp phụ huynh...
Trong khi đó theo số liệu từ các cơ quan chức năng có liên quan, cho đến nay tại TPHCM chỉ duy nhất một đơn vị thực hiện việc xin cấp phép đầy đủ cho 100% GV nước ngoài giảng dạy tại cơ sở mình là Trường Nhật ngữ Đông Du. Còn lại hầu như cơ sở dạy ngoại ngữ nào cũng có GV nước ngoài dạy chui, kể cả những trường ngoại ngữ nổi tiếng ở TP.
Hầu như nơi nào cũng quảng cáo GV nước ngoài là GV bản ngữ. Thế nhưng, GV ngoại ở một số cơ sở lại có đủ quốc tịch: Úc, Philippines, Cameroon, Thổ Nhĩ Kỳ, Hong Kong, Ghana... Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, trưởng phòng quản lý lao động người nước ngoài (Sở LĐ-TB&XH), nhận định: “Ngay chính người VN ở mỗi địa phương còn có giọng nói khác nhau, người miền này nói miền kia nghe không hiểu, nói gì người nước ngoài ở nhiều quốc gia khác nhau".
Một GV VN từng giảng dạy ngoại ngữ tại nhiều trung tâm lớn ở TP.HCM cho biết: “Thường thì một lớp học được bố trí hai GV - một nước ngoài và một VN. Trong đó GV VN chiếm vai trò khá quan trọng là bổ sung ngữ pháp từ vựng bởi nhiều GV nước ngoài không rành ngữ pháp, ngay cả từ vựng có người cũng không biết cách giải thích.
Phần nghe cũng vậy, chỉ những GV nước ngoài đã qua trường lớp bài bản mới biết người VN thường gặp khó khăn gì khi nghe để bổ sung... Trong khi đó, không ít người vốn chỉ qua VN chơi vài tháng tranh thủ dạy kiếm tiền về nước thì khỏi nói, nhiều khi viết chính tả còn sai".
Phải bảo vệ quyền lợi người học
Chuẩn bằng cấp của một GV ngoại dạy tiếng nước ngoài tại VN là bằng đại học chuyên ngành tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp đại học kèm chứng chỉ dạy tiếng Anh cho người nước ngoài “Tesol”.
Tuy nhiên thực tế hiện nay không chỉ ở VN mà ở các nước trong khu vực, nhu cầu về GV bản ngữ cũng đang rất cao. Vì vậy, yêu cầu GV bản ngữ có đủ bằng cấp không đơn giản bởi các trường ngoại ngữ ở VN khó có thể cạnh tranh các trường trong khu vực ở mức lương. Yêu cầu GV giỏi lại càng khó khăn.
Tại buổi làm việc giữa Sở GD-ĐT TPHCM với các cơ sở dạy ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài, ông phó giám đốc Trung tâm ILA cũng nhìn nhận: “Với yêu cầu về bằng cấp như vậy không dễ để kiếm được GV. Hoặc nếu có GV chuyên nghiệp đến VN thì họ cũng đặt vấn đề lương bổng phải ngang với các nước mà họ đã đến làm việc, mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến học phí của học viên”.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều nơi chấp nhận chọn GV dưới chuẩn qui định mà có khi chỉ là khách du lịch nên không cần làm thủ tục xin cấp phép, miễn là người nước ngoài để thỏa mãn thị hiếu người học - phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Thị Hồng Liên nhấn mạnh thực trạng.
Tuy nhiên trao đổi với một số cơ sở dạy ngoại ngữ, chúng tôi lại nghe thêm nguyên nhân khiến họ chậm trễ hoặc không làm được giấy phép cho GV nước ngoài là do thủ tục. Hiệu trưởng một trường dạy tiếng Nhật cho biết chỉ riêng bằng đại học, theo qui định của Sở LĐ-TB&XH, phải đem qua lãnh sự Nhật xác nhận con dấu của trường. Xong trường tự đem lên Sở Ngoại vụ xác nhận con dấu của ông lãnh sự.
Rồi lại lên phòng công chứng dịch lại bằng cấp này và đóng dấu. Nhiều GV khi qua VN dạy chỉ đem phó bản, mặc dù phó bản cũng được in trên một loại giấy đặc biệt khó làm giả được nhưng lãnh sự không đồng ý xác nhận mà chỉ xác nhận bằng chính. Đã lỡ qua VN dạy rồi, những GV này phải điện về cho người nhà gửi qua. Tính ra chỉ mới chứng nhận xong cái bằng đã mất hai tháng.
Theo các cán bộ hai sở LĐ-TB&XH và GD-ĐT, những qui định có tính thủ tục trên suy cho cùng là nhằm bảo vệ quyền lợi người học. Và các cơ quan liên quan đang xúc tiến chuẩn bị một đợt kiểm tra tiếp theo tại các trung tâm ngoại ngữ cũng nhằm mục tiêu này.
"Có một điều cần suy nghĩ, rất nhiều GV VN có trình độ và phương pháp giảng dạy hay hơn cả người nước ngoài nhưng lại không được trọng dụng bằng”, bà Thanh Mai bức xúc. Bà Lê Thị Hồng Liên thì thẳng thắn hơn: “Liệu mời tây balô dạy có hơn trình độ GV VN không mà lại trả lương cao hơn? Đây cũng là thái độ coi thường người học”.
Phải bảo vệ quyền lợi người học
Chuẩn bằng cấp của một GV ngoại dạy tiếng nước ngoài tại VN là bằng đại học chuyên ngành tiếng Anh hoặc bằng tốt nghiệp đại học kèm chứng chỉ dạy tiếng Anh cho người nước ngoài “Tesol”.
Tuy nhiên thực tế hiện nay không chỉ ở VN mà ở các nước trong khu vực, nhu cầu về GV bản ngữ cũng đang rất cao. Vì vậy, yêu cầu GV bản ngữ có đủ bằng cấp không đơn giản bởi các trường ngoại ngữ ở VN khó có thể cạnh tranh các trường trong khu vực ở mức lương. Yêu cầu GV giỏi lại càng khó khăn.
Tại buổi làm việc giữa Sở GD-ĐT TPHCM với các cơ sở dạy ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài, ông phó giám đốc Trung tâm ILA cũng nhìn nhận: “Với yêu cầu về bằng cấp như vậy không dễ để kiếm được GV. Hoặc nếu có GV chuyên nghiệp đến VN thì họ cũng đặt vấn đề lương bổng phải ngang với các nước mà họ đã đến làm việc, mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến học phí của học viên”.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều nơi chấp nhận chọn GV dưới chuẩn qui định mà có khi chỉ là khách du lịch nên không cần làm thủ tục xin cấp phép, miễn là người nước ngoài để thỏa mãn thị hiếu người học - phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Thị Hồng Liên nhấn mạnh thực trạng.
Tuy nhiên trao đổi với một số cơ sở dạy ngoại ngữ, chúng tôi lại nghe thêm nguyên nhân khiến họ chậm trễ hoặc không làm được giấy phép cho GV nước ngoài là do thủ tục. Hiệu trưởng một trường dạy tiếng Nhật cho biết chỉ riêng bằng đại học, theo qui định của Sở LĐ-TB&XH, phải đem qua lãnh sự Nhật xác nhận con dấu của trường. Xong trường tự đem lên Sở Ngoại vụ xác nhận con dấu của ông lãnh sự.
Rồi lại lên phòng công chứng dịch lại bằng cấp này và đóng dấu. Nhiều GV khi qua VN dạy chỉ đem phó bản, mặc dù phó bản cũng được in trên một loại giấy đặc biệt khó làm giả được nhưng lãnh sự không đồng ý xác nhận mà chỉ xác nhận bằng chính. Đã lỡ qua VN dạy rồi, những GV này phải điện về cho người nhà gửi qua. Tính ra chỉ mới chứng nhận xong cái bằng đã mất hai tháng.
Theo các cán bộ hai sở LĐ-TB&XH và GD-ĐT, những qui định có tính thủ tục trên suy cho cùng là nhằm bảo vệ quyền lợi người học. Và các cơ quan liên quan đang xúc tiến chuẩn bị một đợt kiểm tra tiếp theo tại các trung tâm ngoại ngữ cũng nhằm mục tiêu này.
"Có một điều cần suy nghĩ, rất nhiều GV VN có trình độ và phương pháp giảng dạy hay hơn cả người nước ngoài nhưng lại không được trọng dụng bằng”, bà Thanh Mai bức xúc. Bà Lê Thị Hồng Liên thì thẳng thắn hơn: “Liệu mời tây balô dạy có hơn trình độ GV VN không mà lại trả lương cao hơn? Đây cũng là thái độ coi thường người học”.
Trong 36 cơ sở dạy ngoại ngữ do Sở GD-ĐT TPHCM đang quản lý có GV nước ngoài giảng dạy (trên tổng số 301 cơ sở), đến ngày 14-9-2005 chỉ có 96 người trên tổng số 322 người nước ngoài có giấy phép giảng dạy.
Nổi tiếng như Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ có tới 60 GV nước ngoài nhưng tất cả đều chưa có phép; Trung tâm Apollo cũng có 25/25 GV chưa có phép... Có nhiều GV ngoại nhất có lẽ là Viện ngôn ngữ quốc tế ILA VN với khoảng 73 GV, nhưng đến nay cũng chỉ 48 người có phép; Trường đào tạo Việt Mỹ thì chỉ có 3/35 GV ngoại có phép... Đó là chưa kể các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc các trường đại học.