"Bắt bệnh" ứng viên khi đàm phán mức lương

Lượt xem: 15,996

Tại Mỹ, hàng tháng đều có những cuộc hội nghị bàn tròn về tuyển dụng, với mục đích thu thập thêm những nghề nghiệp, công việc mới và tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia tuyển dụng hàng đầu trên khắp đất nước.

Trong cuộc hội nghị gần đây, khi các ứng viên tỏ sự quan tâm đến những sai lầm phổ biến khi đàm phán mức lương và làm thế nào để không mắc phải những lỗi ấy.

Sau đây là chia sẻ và lời khuyên của các chuyên gia chuyên gia tuyển dụng:

''Bắt bệnh'' ứng viên khi đàm phán mức lương

- Vội vàng chốt con số cụ thể

Sai lầm phổ biến nhất là nhắc đến vấn đề lương lậu quá sớm và xác định ngay con số cụ thể. Các ứng viên nên thảo luận mức lương vào cuối buổi phỏng vấn. Nếu bạn tìm việc thông qua một công ty tuyển dụng khác, khi người ta yêu cầu đưa ra mức lương, bạn nên đề nghị "các yêu cầu về tiền lương tôi sẽ trực tiếp trao đổi với nhà tuyển dụng, như thế sẽ thoải mái và dễ dàng hơn nhiều".

Nếu không thông qua một công ty head-hunter, bạn nên để nhà tuyển dụng thấy rõ bạn đang muốn tìm kiếm một mức lương tương xứng trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Bạn đang tính toán, cân nhắc các cơ hội hiện có. Bạn nên tránh thảo luận chi tiết về mức lương cụ thể, ít nhất là trong cuộc phỏng vấn đầu tiên.

- Thiếu trung thực về mức lương hiện có

Vấn đề mà nhiều ứng viên mắc phải khi đối diện nhà tuyển dụng là thiếu trung thực và chính xác khi nói về mức lương hiện tại hoặc đã được hưởng trong quá khứ. Nhiều người mức lương chỉ ở 150 nghìn USD nhưng khi đến phỏng vấn, con số đó lại lên tới 170 nghìn USD, thậm chí còn cao hơn nữa khi họ nhận ra họ đang là những ứng viên tiềm năng trong thị trường đầy cạnh tranh. Điều này là không nên bởi các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chẳng mấy khó khăn để "điều tra" những thông tin bạn cung cấp có bao nhiêu phần trăm sự thật.

Anu cho rằng, ứng viên nên viết ra những con số cụ thể, tổng hợp lại mức thu nhập được hưởng trong vài năm trở lại đây, đảm bảo tính xác thực. Điều này giúp nhà tuyển dụng có niềm tin vào bạn và dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

- Quên những mục tiêu dài hạn

Nhiều ứng viên hoàn toàn quên mức phụ cấp, lương hiệu quả mà chỉ chăm chăm vào mức lương cơ bản mà công ty đưa ra để quyết định về đầu quân hay không.

Không ít ứng viên từ chối chỉ vì mức lương cơ bản hơi thấp so với mặt bằng chung mà không cân nhắc đến lợi ích đi kèm, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn cũng như uy tín, quy mô, văn hóa công ty... Thực tế, những lợi ích này đôi khi rất khó định lượng, ứng viên đòi hỏi phải nhạy bén để tính đến những cái lợi về lâu về dài, nhìn vào bức tranh phát triển tổng thể của công ty.

- Bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp

Sai lầm lớn nhất của các ứng viên là họ tin rằng sẽ nhận được một mức lương đáng kể khi đảm nhận vị trí nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Họ chấp nhận công việc chỉ vì mức lương mà quên mất mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

Theo Hancock, ứng viên không nên ưu tiên nhất cho vấn đề tiền nong. Hãy tìm một vị trí phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của bản thân, tập trung phát triển sự nghiệp để có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Mục tiêu tài chính là trước mắt, còn về lâu dài, bạn phải tính đến uy tín, vị trí của bạn trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh. Vì thế, mức lương công ty đưa ra là dựa vào khả năng bạn có cũng như nhu cầu nhà tuyển dụng cần. Đôi khi, ứng viên phải biết bỏ qua cái lợi trước mắt vì sự nghiệp lâu dài trong tương lai.

- Bất chấp thời gian

Hãy nhớ rằng, dù đã trao đổi xong xuôi, bạn vẫn có thể bị nhà tuyển dụng loại khỏi danh sách của họ, dù sao, nhà tuyển dụng cũng cầm đằng chuôi và bạn thật khó để chắc chắn một khi chưa bắt tay vào công việc.

Ngoài sự trung thực, thành thật về mức lương hiện tại và quá khứ, bạn nên quan tâm đến thời gian làm việc. Đừng vì mức lương kha khá một chút mà chấp nhận làm việc đầu tắt mặt tối bởi lúc đó bạn sẽ rơi vào tình trạng "làm ra tiền nhưng không có thời gian để tiêu tiền". Bởi vậy, ngoài tiền lương và những lợi ích kèm theo, ứng viên cũng nên quan tâm đến thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi để có quyết định đúng đắn.

Bài viết khác

Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?

Xem thêm

Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!

Xem thêm

Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất

Xem thêm

Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài

Xem thêm

Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?

Xem thêm

Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay