Bắt đầu một việc làm mới
Lượt xem: 12,811Nếu có thể bạn nên dành ra một khoảng thời gian để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu công việc mới, có thể là 1 hay 2 tuần gi đó. Bạn sẽ cần khoảng thời gian này để tách hẳn với chỗ làm cũ. Để lại sau lưng các đồng nghiệp có thể là điều rất khó. Vì thời gian bạn ở nơi làm việc luôn nhiều hơn là ở nhưng nơi khác cho nên những mối quan hệ, tốt hay xấu, là rất quan trọng.
Có đôi khi nó rất là ấm cúng, nhưng cũng có lúc như là một đại gia đình hỗn lọan. Có thể bạn không hoàn toàn thích hết tất cả những đồng nghiệp; đôi khi bạn khó mà tha thứ cho họ, nhưng bạn phải làm quen với việc sẽ phải làm việc với họ ngày này qua ngày khác.
Tận dụng thời gian bạn nghỉ để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty mới của bạn; về sản phẩm, chính sách cũng như cung cách làm việc của họ. Hỏi thăm một ai đó để biết về những cộng sự trong tương lai của bạn và nhờ họ giới thiệu mình với mọi người trước khi bắt đầu đi làm. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi bắt gặp những gương mặt quen thuộc lúc bước vào công ty ngày đầu tiên phải không nào?
Nên chuẩn bị trước sẽ mặc đồ gì trong suốt tuần làm việc đầu tiên. Hãy nhớ là nên mặc đồ nghiêm chỉnh khi bắt đầu đi làm cho đến khi nào bạn thấy mặc như thế nào là phù hợp. Kiểm tra lại những gì cần thiết như giặc ủi, may đồ mới hay có cần phải thay đổi gì không. Điều này giúp bạn khỏi phải chuẩn bị nhiều thứ sau một ngày đi làm mệt mỏi vì tuần lễ đầu đi làm có thể làm bạn mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể xác. Vạch lộ trình chính đi làm cũng như một số đường tắt khác phòng khi kẹt xe hay xe bus không họat động.
Lời khuyên dành cho bạn
Ngày bạn đi làm đã đến, và chắc là thời gian nghỉ ngơi của bạn đã hết. Chọn bộ đồ sao cho trông bạn thật sáng sủa. Nếu bạn cảm thấy tự tin thì trong mắt người khác bạn mới là một người đáng tin cây. Dù sử dụng phương tiện cá nhân hay hay công cộng thì bạn cũng nên đến công ty sớm hơn một lúc. Hãy cứ xem như đây là một cuộc phỏng vấn và nhớ rằng ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Nhớ ăn sáng trước khi rời nhà.
Hít thở thật sâu và giữ cho khuôn mặt tươi vui, đầu thẳng và nhớ phải tập trung. Luôn lịch sự và thân thiện với những người bạn gặp dù là tiếp tân, văn thư, cộng sự hay là người chủ của bạn. Tự giới thiệu mình với những người mà bạn gặp và có thể đặt một vài câu hỏi với họ. Thường thì người ta thích giúp đỡ người khác vì như thế họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Cũng rất tốt nếu như bạn áp dụng một số kinh nghiệm mà bạn tích lũy được từ công việc cũ và áp dụng nó vào công việc mới, đồng thời bạn cũng nên nhớ rằng ở mỗi nơi đều có những cách làm việc khác nhau. Trong tuần lễ đầu hay thậm chí là tháng đầu, bạn đừng nên thay đổi những cách thức đã có sẵn. Đừng nên khăng khăng câu: “Ở công ty cũ của tôi không làm như thế”. Đồng nghiệp của bạn hẵn sẽ nghĩ như thế này: “Đây không phải là công ty cũ của bạn, nếu bạn đã thích công ty ấy như vậy tại sao không ở lại đó?”.
Thích nghi
Cần có thời gian để giúp bạn thích nghi việc làm mới với từng người và từng việc. Bạn có thể thích ứng ngay đối với một số công việc, nhưng cũng có thể mất thời gian hơn đối với một số khác. Cũng có một số người dường như là thích nghi ngay với công việc ở bất cứ nơi nào họ tới. Tất cả những gì bạn cần làm là cố hết sức và làm việc theo cách mà bạn cho là hiệu quả nhất. Những cách sau đây có thể sẽ giúp bạn:
-Bạn là người mới nên tốt hơn hết là đừng nên sai sót.
-Nên mỉm cười và luôn tỏ ra thân thiện. Nên tìm hiểu về sở thích của các bạn đồng nghiệp, tận dụng những giờ ăn trưa để tiếp xúc và làm quen với đồng nghiệp mới.
-Tìm hiểu xem ai là người phân công công việc cho bạn hay là người chỉ cố dồn hết công việc cho bạn. Không nên phàn nàn về người chủ, trưởng phòng, cộng sự hay về công việc trước đây của mình.
-Vẫn đến sớm và không nên đóng sầm cửa lại khi ra về. Nên tự nguyện tham gia vào vào các dự án mà từ đó sẽ giúp bạn được mọi người chú ý tới.
-Giữ thái độ lạc quan và tinh thần cởi mở.
Có sự thay đổi trong cuộc sống của bạn nhưng mọi thứ rồi sẽ quen thôi.