Bắt đầu từ vị trí khách hàng

Lượt xem: 12,684

Bắt đầu từ vị trí khách hàng
Bắt đầu từ vị trí khách hàng

1. Louk Lennaerts, thương gia Hà Lan, đến VN như một sắp đặt định mệnh.
Anh nhớ ngày xưa mình đã từng xuống đường ở châu Âu để phản đối chiến tranh VN, và thích cắt những bài báo viết về VN để lưu thành bộ sưu tập riêng của mình. Anh cười: “Tôi thích sẽ làm ăn dài lâu ở đất nước có những con người luôn nở nụ cười hồn hậu với khách du lịch”.


Và Louk bắt đầu xây “ngôi nhà Việt" - thương hiệu Life Resorts của mình bằng những nụ cười như thế. Theo anh, "mình là người nước ngoài, mình thích cái gì thì sẽ mang những gì mình thích nhất đến cho khách nước ngoài như mình". Life ở Hội An giờ là niềm tự hào của người dân phố cổ vì anh làm nối dài thêm những bước chân của phố. Life Qui Nhơn lại là một điểm quảng bá văn hóa bản địa "đặc sệt" chất quê, chắt chiu từ những bình gốm Chăm đến những điệu múa truyền thống.

"Tôi thích ngồi ngắm những người chị gái quang gánh xuống chợ mỗi sáng sớm, thích được thò tay vào cọ để nguệch ngoạc những mảng màu cho tâm hồn bay bổng và thích chạm tay vào những cái sần sùi, mộc mạc nhất của đất sét non..."

Louk nói như một nhà thơ chứ không phải một nhà kinh doanh, nhưng anh đã mang tất cả những gì anh cho là tinh túy và đặc biệt nhất của những vùng đất ấy để xây những nấc thang cao dần cho thương hiệu mình. Gần mười năm, Louk bảo đã có được những gì mình mong mỏi: Cuộc sống (Life) của mình. Và Life là một thương hiệu được khách du lịch quốc tế biết đến như một góc thuần Việt cần ghé qua.

2. Nguyễn Kiên Trì lại là một trường hợp khác.
Anh bắt đầu bằng chính việc dựng lại một thương hiệu đã "hấp hối": Vân Cảnh. Lúc bấy giờ, Vân Cảnh chỉ tồn tại trong suy nghĩ thoáng qua của mọi người như một nhà hàng hơi bị... tệ.

Thế là Trì bắt đầu theo một phương án đơn giản nhất: đặt câu hỏi với chính mình. Nếu là mình, lý do gì để phải đến ăn ở nhà hàng này? Câu trả lời tìm thấy từ một tài liệu... sử học: Sài Gòn xưa có những chốn lui tới thường xuyên của tài tử giai nhân, mà quen thuộc nhất là Thanh Thế, Vân Cảnh, Hào Huê... Và chỉ có lý do này để thuyết phục mọi người quay lại. Cần định vị trong tâm trí khách hàng một điểm nhấn cơ bản: chốn của kỷ niệm. Trì lên một kế hoạch, bắt đầu từ việc làm sống lại hình ảnh của Vân Cảnh những năm 60 của thế kỷ trước, bắt đầu tìm kiếm những tư liệu, chứng nhân của một thời oanh liệt đã xa và bắt đầu... "thả dần vào gió".

Nói thì đơn giản nhưng thực hiện thì cực. Sau sáu tháng, anh chìa ra con số thống kê: doanh thu tăng 41%. Cứ tạm xem là thành công, vì ít nhất Trì cũng gây hứng thú với khách bằng những câu chuyện cũ của mình, theo đúng mốt hiện tại: quay về.

3. Lê Mạnh Hùng mặc trên người toàn trang phục sản xuất trong nước.
Nhưng tổng giá trị những thứ anh khoác lên người lên đến hơn chục ngàn đô. Đơn giản thôi, anh mang cái mặt dây nịt bằng vàng trắng, xài cái kẹp cà vạt đính kim cương và dùng cây bút có khảm saphia. Mọi người bảo Hùng xa xỉ, anh bật cười: "Mình làm ra dòng sản phẩm này thì phải tự hào về nó chứ".

Tất nhiên, hiện giờ cái tên Hùng Cửu Long đã được định danh trong giới nữ trang cả nước. Anh một mình một chợ trong việc bán những cây bút với giá bằng chiếc xe tay ga đời mới nhất hay cái trâm cài tóc mắc hơn một căn hộ cấp bốn... "Nếu bạn là doanh nhân thành đạt, bạn cần có nhu cầu khẳng định chính mình, và đó là một nhu cầu chính đáng". Hùng khẳng định và anh đã tìm được chỗ đứng cho dòng sản phẩm cao cấp của chính mình.

Chỉ là ba câu chuyện nhưng có một điểm chung là cùng chọn một phương án xây dựng thương hiệu khá cổ điển: trả lời nhu cầu của mình khi đặt vào vị trí của khách hàng. Cái cốt lõi của vấn đề là họ chọn được một vị trí chính xác để "đánh" vào tâm trí của người tiêu dùng, tạo ra một bản sắc riêng cho mình. Và với Louk, Kiên Trì, Mạnh Hùng, họ đã bước đầu thành công đầu từ một kinh nghiệm: trước hết hãy tự thỏa mãn mình ở vị trí khách hàng.

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay