Bất đồng ngôn ngữ: Đánh mất cơ hội kinh doanh

Lượt xem: 21,039

 

Khi bắt đầu nhận công việc developer, logistics hay quảng cáo, bạn cẩn phải hỏi sếp một số điều để hiểu hơn về công việc sắp tới. Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế thường gặp phải nhiều trở ngại “tuy nhỏ mà lớn”, một trong số đó là sự bất đồng ngôn ngữ.

Nhân viên marketing, kỹ thuật viên hay business analyst đều yêu cầu bản CV "đẹp mắt" nhất đến từ ứng viên. Lần đầu viết sơ yếu lý lịch (CV), bạn không khỏi cảm thấy lúng túng. Chúng tôi xin giới thiệu 6 lưu ý cơ bản giúp bạn có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng qua bản CV. HS có hộ khẩu thường trú, hoặc bố, hoặc mẹ của HS đó có hộ khẩu thường trú Hà Nội thì HS được tham gia dự tuyển vào các trường THPT công lập.

Bất đồng ngôn ngữ: Đánh mất cơ hội kinh doanh

Đây là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn do các bên liên quan không thể hiểu hoặc hiểu không đúng về nhau. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là công việc bị kéo dài hoặc sai lệch, làm phát sinh, rạn nứt và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn... Những lý do này cũng đồng nghĩa với việc đánh mất các cơ hội kinh doanh hoặc làm phức tạp thêm các tình huống.

Một doanh nghiệp dù nhỏ cũng luôn mong muốn mở rộng hoạt động với các đối tác nước ngoài. Trong số những trở ngại ban đầu của hoạt động này có sự trở ngại từ rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên có không nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi việc giải quyết sự bất đồng ngôn ngữ là một kế hoạch lớn và cần phải được đầu tư giải quyết từ gốc.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (nhất là các doanh nghiệp nhỏ) ngại sử dụng phiên dịch của đối tác do lo sợ bị o ép nên đã sử dụng “người nhà”, nhưng trong nhiều trường hợp, “người nhà" không đủ khả năng để đảm nhiệm tốt vai trò của một “cầu nối ngôn ngữ”.

Tìm cách giải quyết các trở ngại về ngôn ngữ là một trong những biểu hiện hướng tới tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có nhiều cách để thực hiện điều đó. Một trong những cách tạm thời và nhanh nhất là sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp từ bên ngoài. Dịch vụ này được tạm gọi là dịch vụ dịch thuật và người thực hiện được gọi là dịch thuật viên (khái niệm dịch vụ dịch thuật bao gồm hoạt động thông dịch và các hoạt động dịch thuật khác). Để sử dụng dịch vụ này có hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp sau đây:

- Trao đổi trước các nội dung sẽ thảo luận và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan để dịch thuật viên nghiên cứu và chuẩn bị.

- Nên lặp lại các nội dung cần nhấn mạnh hoặc các điểm chính nếu phía nước ngoài chưa thật sự thấu hiểu hoặc dịch thuật viên chưa truyền đạt đúng.

- Không nên sử dụng từ ngữ có nhiều nghĩa, từ ngữ quá bóng bẩy, từ ngữ mang tính chuyên môn cao, nếu không thực sự cần thiết.

- Không nên tự tiện thay đổi dịch thuật viên, đặc biệt khi yêu cầu công việc có tính kế thừa và liên tục.

- Nên đề nghị dịch thuật viên cung cấp bản tóm tắt hoặc ghi lại kết quả dịch thuật và cùng phía nước ngoài xác nhận vào các kết quả đã trao đổi.

- Doanh nghiệp cần xác quyết và nên có kế hoạch đầu tư lâu dài trong việc tạo dựng các “cầu nối ngôn ngữ” cho chính doanh nghiệp mình. Việc đầu tư cho “cầu nối ngôn ngữ” không đơn thuần chỉ là việc đầu tư tiền bạc mà quan trọng hơn hết còn là đầu tư vào nhân sự. Một khi các bất đồng về ngôn ngữ của doanh nghiệp được giải quyết cũng đồng nghĩa với các cánh cửa trong giao thương quốc tế, các cơ hội trong kinh doanh được mở ra.

Xin trích dẫn lời tâm sự của một nhà đầu tư người Nhật để thấy rằng nhịp cầu ngôn ngữ có ý nghĩa như thế nào trong các cơ hội giao thương: “Các bạn (chỉ các doanh nhân Việt Nam) đều là những người rất cởi mở, nồng nhiệt và dễ tiếp xúc. Các tính cách này sẽ tạo cho các bạn rất nhiều cơ hội và đều rất cần thiết cho hoạt động của các thương nhân. Nhưng mặt khác, tôi lại thường thấy một số trong các bạn ít tự tin. Điều này có thể do sự bất đồng ngôn ngữ. Các bạn có thể không thể sử dụng được tiếng Nhật cũng như tôi không thể nói được tiếng Việt nhưng chúng ta cần phải hiểu nhau và vì vậy, cần có nhưng cầu nối cho sự thông hiểu đó”.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại những doanh nghiệp uy tín với mức lương hấp dẫn. Hãy nhanh tay truy cập website CareerViet để tham khảo vô vàn vị trí việc làm như việc làm nhân viên tuyển dụng, merchandiser, việc làm Phú Quốc, Viettel tuyển dụng,... Ngoài ra, bạn có thể vào website CareerMap để xem lộ trình nghề nghiệp tham khảo nhé! 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay