“Bắt mạch” người sếp hà khắc

Lượt xem: 13,861

 

 

Bạn có thích làm việc dưới quyền một người sếp siêu khó tính? Để biết trước được người sếp tương lai của mình có nghiêm khắc hay không, hãy để ý quan sát họ ngay trong buổi phỏng vấn xin việc.
Có 10 dấu hiệu để bạn dựa vào và phán đoán:

Cách cư xử thiếu tôn trọng

Hành động thiếu tôn trọng có thể kể đến như không đáp lại email hay quên giờ hẹn phỏng vấn mà không xin lỗi.

Những dấu hiệu rõ ràng

Nếu sếp nhìn bạn từ đầu đến chân, từ chân lên đầu với ánh mắt soi mói, trước khi nở nụ cười chào bạn, vị sếp đó chắc chắn không phải là người dễ “chơi”.

Ngôn ngữ cơ thể

Một người sếp không tốt sẽ tránh nhìn vào mắt bạn và vờ lật các trang giấy khi bạn đang trả lời câu hỏi.

Không quan tâm đến chính công ty của mình

Nhà tuyển dụng ấy thể hiện sự thiếu nhiệt tình khi nói về công ty và chẳng hề hào hứng khi bạn hỏi ông ta về doanh thu mà công ty đạt được trong năm qua.

Lo lắng thái quá

Đừng bỏ qua thái độ này, đây là một dấu hiệu cảnh báo bạn nên chú ý. Sự căng thẳng của sếp rất dễ khiến nhân viên phải chịu đựng theo.

Không tin tưởng bất kỳ ai

Một người sếp hà khắc hiếm khi tin tưởng mọi người, đặc biệt là những ai trong đội ngũ do họ quản lý. Trong trường hợp này, bạn hãy thử hỏi những vấn đề công ty hay gặp phải và nguyên nhân của chúng là gì. Nếu câu trả lời của họ bao gồm cả việc đổ lỗi cho mọi người, đặc biệt là nhân viên dưới quyền, chắc chắn người sếp này thiếu lòng tin vào người khác.

Sợ là người thúc đẩy

Hãy hỏi người sếp tương lai về những đồng nhiệp bạn sẽ làm việc cùng - đặc biệt là việc họ thực hiện công việc tốt và đáp ứng mục tiêu như thế nào. Bạn nên cẩn trọng nếu nhận lại một lời đáp thiếu tôn trọng mọi người. Khi sếp không đánh giá cao thành quả làm việc của người khác, họ chắc hẳn cũng đã sử dụng những biện pháp từ ngoài tác động đến động lực làm việc của nhân viên như đe dọa, làm bẽ mặt trước nhiều người và bình luận không đúng sự thật.

Sự lựa chọn ngôn từ

Nếu nhà tuyển dụng bắt đầu với những câu mang thông tin tiêu cực và cố gắng phổ biến nó, có vẻ những rắc rối trong cuộc sống của họ đã được đem vào công việc.

Cực kỳ thân thiện

Điều này nghe có vẻ kỳ cục, nhưng một nhân viên làm việc cho một người sếp hà khắc đã cho biết: “Tôi đã bị lừa và nó giống như việc trẻ em bị dụ dỗ bởi kẹo ngọt vậy. Trẻ con đứa nào chả thích kẹo, còn người lớn ai chả muốn làm việc dưới một người sếp tốt bụng. Đó là một cái bẫy mà tôi đã dễ dàng mắc phải”.

Chỉ quan tâm đến mình

Ý kiến của họ quan trọng hơn ý kiến của bạn. Nếu bạn đưa ra câu trả lời đúng, họ vẫn cố “ăn thua” bằng cách chỉ ra vài chỗ chưa hợp lý và gài ý kiến của họ vào. Người sếp như thế sẽ chẳng bao giờ công nhận điều gì ở bạn.

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay