Bất mãn với cấp trên, nói hay không nói?

Lượt xem: 16,130

 

Hỏi: Tôi làm ở một doanh nghiệp nước ngoài đã được 2 năm, do tôi làm việc rất chăm chỉ nên rất được trọng dụng. Nhưng cách đây không lâu, trong 1 lần đàm phán với đối tác nước ngoài, do một “người thứ 3” mà đã sinh ra một số chuyên không vui. Sau đó, cấp trên không hỏi rõ trắng đen đã nổi trận lôi đình với tôi. Tôi rất không hài lòng với cách xử trí của cấp trên, tôi nên thuận theo sự phê bình đó hay nên giải thích lại với cấp trên?

Đáp: Xuất phát điểm để hóa giải nguồn gốc của sự bất mãn cần có 2 yếu tố: Một là sự thực, hai là bình đẳng nhân cách. Cấp trên và cấp dưới về nhân cách là bình đẳng. Nếu bạn không có lỗi nhưng lại chấp nhận sự phê bình của cấp trên, như vậy sẽ bất lợi cho sự phát triển trên con đường sự nghiệp của bạn. Nếu sự bất mãn của cấp trên là do cấp dưới làm việc không tốt, vậy thì cấp dưới hãy dũng cảm thừa nhận và đưa ra lời hứa, như vậy sẽ một lần nữa lấy lại được sự tín nhiệm của cấp trên. Nếu là do hiểu nhầm thì làm sáng tỏ là điều cần thiết.

Nguyên tắc hóa giải sự bất mãn là tôn trọng quyền uy của cấp trên. Là cấp dưới, nếu hoàn toàn không coi trọng quyền lực của cấp trên, theo đuổi sự công bằng tuyệt đối hoặc khoe bản lĩnh anh hùng, điều đó đồng nghĩa với việc phá vỡ hoạt động tập thể. Vì thế, không nên cãi lại cấp trên một cách công khai, không nên dồn cấp trên vào chân tường, không có đường lui, cố gắng hòa giải với tâm lý bình tĩnh.

Đối với nhận thức của cấp trên đừng nên dựa vào tinh thần lúc tốt lúc xấu của mình mà đánh giá một cách phiến diện. Cấp trên cũng là người, nhất định cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Cũng có khi cấp trên sai lầm nhưng dũng cảm chịu trách nhiệm, cũng có khi cấp trên bực tức cáu giận nhưng năng lực lại rất tốt. Trường hợp như vậy không phải là ít. Hãy cố gắng nhìn nhận cấp trên một cách toàn diện và khách quan để không hành động một cách thiếu lý trí.

Nếu bình thường bạn đánh giá cấp trên rất cao thì đừng nên vì một chuyện nhỏ nhặt mà bất mãn với cấp trên, thậm chí lại “ôm hận dài lâu”. Phải chủ động trao đổi một cách tích cực, ví dụ như gửi cho cấp trên một bức email, hoặc vào văn phòng tìm gặp hoặc hẹn cấp trên đi uống cà phê… Khi trao đổi cần thực sự cầu thị, đối sự bất đối nhân, cố gắng dùng những lời lẽ hài hước và luôn mỉm cười để cuối cùng cả hai cùng “chiến thắng”.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | GHN tuyển dụng | Lotteria tuyển dụng | Vinschool tuyển dụng | việc làm mới nhất tại thị xã gò công | tìm việc làm buổi tối | tuyển phụ xe | tìm việc làm ở pleiku gia lai | vsip quảng ngãi tuyển dụng | tuyển dụng tocotoco

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay