Bật mí bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên và cách trả lời hay nhất

Lượt xem: 579

Có phải bạn đang chuẩn bị phỏng vấn vào vị trí Lập trình viên nhưng chưa biết nên làm gì trước? Một buổi phỏng vấn suôn sẻ chính là mở đầu cho sự nghiệp công nghệ thông tin rực rỡ sau này, bạn không được chuẩn bị qua loa đâu đấy! Trong bài viết này, hãy cùng CareerViet bật mí bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp ở vị trí lập trình viên cùng những cách trả lời giúp bạn ‘tỏa sáng’ trong mắt nhà tuyển dụng.

chuẩn bị khi phỏng vấn lập trình viên

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng để ‘chinh phục’ ‘ước mơ’ trở thành một Lập trình viên chuyên nghiệp.

Các lưu ý cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn vị trí Lập trình viên

  • Nghiên cứu công ty: Bạn nên dành thời gian nhất định để tìm hiểu kỹ về công ty bạn sẽ phỏng vấn. Việc hiểu rõ về sản phẩm, dự án, văn hóa làm việc và giá trị của công ty sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.
  • Sắp xếp lại portfolio: Bạn cần cập nhật và sắp xếp portfolio về các dự án đã thực hiện một cách hợp lý. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn các ví dụ phù hợp để chia sẻ trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt là những dự án liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
  • Chuẩn bị các kiến thức kỹ thuật: Lập trình viên cần phải thể hiện kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, framework và công cụ liên quan đến vị trí làm việc. Bạn nên cân nhắc ôn lại các kiến thức quan trọng và luôn trong tư thế sẵn sàng trình bày cách bạn đã áp dụng chúng trong thực tế.
  • Ôn lại thuật ngữ kỹ thuật: Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các câu hỏi các thuật ngữ về kỹ thuật. Thế nên, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các khái niệm cơ bản và chuẩn bị tinh thần trả lời bất cứ lúc nào.
  • Luyện tập kỹ năng giải quyết vấn đề: Lập trình viên thường phải giải quyết các vấn đề phức tạp, bạn nên tập trung vào việc giải các bài toán lập trình và cách tiếp cận chúng một cách có hệ thống và logic.
  • Trả lời câu hỏi phỏng vấn phổ biến: Tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và luyện tập cách trả lời chúng. Sự chuẩn bị kỹ càng chính là cách tạo ra sự tự tin của bạn trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ có nhiều sự chủ động cũng như câu trả lời hoàn hảo nhất.
  • Điều chỉnh tư duy lập trình: Việc linh hoạt trong suy nghĩ và nhạy bén trong giải quyết vấn đề cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Trước buổi phỏng vấn, bạn phải chuẩn bị tinh thần thật thoải mái, luyện tập tư duy logic và khả năng xây dựng, đề ra giải pháp phù hợp với tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.
  • Chuẩn bị câu hỏi cho người phỏng vấn: Khi bạn được hỏi “Em có gì muốn hỏi anh/ chị về vị trí này không?”, bạn nhất định phải hỏi ngay. Đây là cơ hội để bạn có thể hiểu rõ và thỏa thuận với họ về quyền lợi của chính bạn. Bạn có thể đưa ra các câu hỏi về dự án, văn hóa công ty hoặc các cơ hội phát triển khi làm việc ở vị trí Lập trình viên. Khi đưa ra câu hỏi, đồng nghĩa bạn đang thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có sự nghiêm túc, quan tâm và tò mò về vị trí tuyển dụng và công ty mà bạn sẽ gắn bó.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn tỏa sáng giữa các ứng viên khác và tăng cơ hội thành công. Thế nên, bạn đừng ngần ngại đầu tư thời gian và công sức vào quá trình này.

>> Xem thêm:

“Tại sao bạn muốn làm ở đây?" và câu trả lời hoàn hảo

5 điều nhà tuyển dụng muốn bạn biết

Các câu hỏi chung thường gặp tại buổi phỏng vấn

  • Giới thiệu bản thân

Câu hỏi này thường là câu hỏi mở đầu trong cuộc phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn tạo ấn tượng ban đầu về mình trong mắt nhà tuyển dụng. Thế nên, bạn hãy nêu ra những thông tin cơ bản về bản thân như tên, nơi bạn đang làm việc hoặc học tập và một chút về lý do bạn quyết định ứng tuyển cho vị trí này. Bạn cũng cần lưu ý tránh kể quá nhiều chi tiết cá nhân và tập trung vào các thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển.

  • Dựa vào những yếu tố nào mà bạn nghĩ bản thân phù hợp với vị trí Lập trình viên:

Bạn nên trả lời câu hỏi này bằng cách trình bày những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có và làm thế nào chúng phù hợp với vị trí Lập trình viên. Bạn hãy đưa ví dụ cụ thể về các dự án hoặc nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện trước đây cũng như giải thích cách chúng có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Và đừng quên nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn như khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức kỹ thuật và khả năng làm việc nhóm.

  • Dựa vào mô tả công việc mà chúng tôi đã đăng tải cho vị trí này, bạn tự nhận xét bản thân đã đáp ứng được những yếu tố nào:

Đây là cơ hội để bạn chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí công việc và hiểu rõ yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Bạn hãy trả lời câu hỏi bằng cách liệt kê các yếu tố trong mô tả công việc và mô tả cách bạn đáp ứng được chúng thông qua kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Bạn đừng ngần ngại để thể hiện sự tự tin và sự quyết tâm của bạn đối với vị trí này.

Top 5 câu hỏi phỏng vấn trình độ chuyên môn dành cho vị trí Lập trình viên

  • Theo bạn, những kỹ năng mà Lập trình viên cần có là gì?

Đây là một câu hỏi quan trọng để đánh giá kiến thức và nhận thức của ứng viên về lĩnh vực lập trình. Trả lời câu hỏi này, bạn nên liệt kê những kỹ năng quan trọng như lập trình ngôn ngữ cụ thể, xử lý dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiến thức về cơ sở dữ liệu và khả năng làm việc trong môi trường phát triển phần mềm. Bạn nên cố gắng đưa ra ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng những kỹ năng này trong công việc hoặc dự án cụ thể.

  • Bạn đã từng tham gia vào các dự án với vai trò là một lập trình viên chưa? Mức độ thành công của dự án đó như thế nào?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về kinh nghiệm làm việc của bạn và khả năng tham gia vào các dự án phát triển phần mềm. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đề cập đến các dự án cụ thể mà bạn đã tham gia, mô tả vai trò của mình trong dự án và giải thích mức độ thành công hoặc các thách thức bạn đã gặp phải. Tốt nhất là bạn nên chia sẻ các dự án đặc biệt có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

Top 5 câu hỏi phỏng vấn trình độ chuyên môn dành cho vị trí Lập trình viên

Kinh nghiệm thực tế thông qua các dự án lập trình là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng hướng tới.

  • Theo bạn, mức độ cạnh tranh trong công việc này như thế nào?

Nhà tuyển dụng hỏi câu này để đánh giá khả năng phân tích môi trường công việc và hiểu về thị trường lao động trong lĩnh vực lập trình của bạn. Thế nên, để trả lời câu hỏi này, bạn nên nói về sự cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin, sự tăng trưởng của lĩnh vực này và cách bạn đã và đang đối phó với sự cạnh tranh đó như thế nào. Bạn có thể đề cập đến việc không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia vào cộng đồng lập trình và phát triển kỹ năng để cải thiện cơ hội nghề nghiệp của mình.

  • Bạn có kỳ vọng gì về các thách thức mà vị trí này sẽ tạo ra cho bạn không?

Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá khả năng của bạn trong việc tự đặt ra mục tiêu và đối mặt với các khó khăn trong công việc. Bạn nên trả lời một cách tự tin và đề ra cách bạn sẽ xử lý các thách thức mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc. Thông qua câu trả lời này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một ứng viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm.

  • Bạn đã có kinh nghiệm trong việc đảm bảo chất lượng của các source code chưa?

Câu hỏi này liên quan đến khả năng của bạn trong việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng của source code. Bạn cần bình tĩnh và suy nghĩ về các kiến thức bạn đã chuẩn bị trước đó. bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc kiểm tra source code, sử dụng các công cụ kiểm tra chất lượng source code và cách bạn đã cải thiện chất lượng source code trong các dự án trước đây.

  • Bạn hiểu như thế nào về sự khác nhau giữa OLTP và OLAP?

Đây là một câu hỏi về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu. Bạn nên giải thích sự khác nhau giữa OLTP (Online Transaction Processing) và OLAP (Online Analytical Processing) trong việc xử lý dữ liệu và mục tiêu sử dụng của chúng. Bạn cần trả lời với thái độ thật tự tin và trôi chảy bởi vì điều này cho thấy bạn có kiến thức chuyên môn về quản lý dữ liệu và cơ sở dữ liệu.

  • Bạn có đánh giá và đề xuất gì về rủi ro khi sử dụng Excel Spreadsheets và Data Access để quản lý công việc?

Xử lý tốt câu hỏi này có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng trong việc đánh giá rủi ro và đưa ra các đề xuất cải thiện. Bạn nên nêu ra các rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các công cụ như Excel và Data Access để quản lý dữ liệu và công việc. Sau đó, bạn có thể đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro hoặc sử dụng các công cụ hiệu quả hơn để quản lý công việc.

  •  Bạn đã sử dụng Tool được xây dựng (Build) một cách tự động nào chưa?

Câu hỏi này đề cập đến khả năng của bạn trong việc sử dụng các công cụ tự động hóa quá trình xây dựng (build) phần mềm. Bạn nên đề cập đến các tool cụ thể mà bạn đã sử dụng (ví dụ: Jenkins, Travis CI, CircleCI) và giải thích cách bạn đã tích hợp chúng vào quy trình phát triển phần mềm của dự án hoặc công ty bạn đã làm việc. Bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc tạo và quản lý các quy trình build tự động mà bạn đã thực hiện trước đây nếu có.

  • Bạn đã có kinh nghiệm làm việc theo mô hình phát triển phần mềm Agile chưa?

Bạn có thể nêu rõ kinh nghiệm của mình với Agile, các vai trò mà bạn đã đảm như Scrum Master, Product Owner hoặc thành viên trong một nhóm phát triển Agile. Và đừng quên đưa ra các ví dụ về cách bạn đã thực hiện Agile trong các dự án và cách bạn đã đóng góp vào quá trình phát triển dự án theo phong cách này.

Kết luận

Bạn hãy luôn nhớ rằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin trong cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội và tiến xa hơn trong sự nghiệp lập trình mà bạn đã lựa chọn. CareerViet chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn và cả trên con đường phía trước của mình! Bạn hãy truy cập vào CareerViet để xem xét về mức lương và lộ trình thăng tiến cho sự nghiệp lập trình của bạn thông qua công cụ VietnamSalary CareerMap ngay nhé!

job tags/ skills:

Bài viết khác

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay