Bảy bước đem lại quyết định tốt hơn
Lượt xem: 12,9581. Dừng lại và suy nghĩ
Một trong những bước quan trọng nhất để đưa ra các quyết định tốt hơn chính là một lời khuyên "xưa" nhất trên thế giới: nghĩ trước khi làm. Để làm điều đó, trước tiên cần phải dừng lại và phân tích một cách điềm tĩnh. Điều này có thể cần tới việc rèn luyện, nhưng đó là thang thuốc bổ hiệu nghiệm cho các lựa chọn tồi.
Có thể bạn sử dụng phương pháp cũ rích này tới lần thứ 10 khi bạn đang nổi giận và tới hàng trăm lần khi cực kỳ giận dữ. Đây chính là một kỹ thuật đơn giản được thiết kế để ngăn ngừa sự dại dột và các hành động hấp tấp. Chúng ta dễ đưa ra các quyết định dại dột khi chúng ta căng thẳng bởi các ham muốn quyền lực hoặc sự mệt mỏi, khi chúng ta sốt ruột hoặc bị chịu sức ép, và khi chúng ta không biết về các sự kiện quan trọng.
Cũng giống như chúng ta dạy lũ trẻ là phải nhìn về mọi phía trước khi băng qua đường, chúng ta có thể và nên thấm nhuần thói quen cân nhắc trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Dừng lại để suy nghĩ đem lại một số lợi ích. Nó ngăn ngừa các quyết định vội vàng. Nó giúp chúng ta có được sự hiểu biết thấu suốt hơn. Và nó có thể cho phép chúng ta rèn luyện về tinh thần.
2. Các mục tiêu rõ ràng
Trước khi bạn chọn lựa, hãy làm sáng tỏ các mục tiêu ngắn và dài hạn. Quan trọng nhất là bạn phải xác định được quyết định của bạn sẽ tác động tới cái nào trong số những cái mà bạn muốn và không muốn. Điều nguy hiểm nhất là các quyết định - thực hiện các nhu cầu và mong muốn ngay tức khắc - có thể ngăn cản việc đạt được các mục đích sống quan trọng hơn.
3. Định rõ các cơ sở lập luận
Đảm bảo rằng bạn có thông tin thích đáng để hỗ trợ cho một sự lựa chọn thông minh. Bạn không thể tạo ra các quyết định đúng đắn nếu như bạn không biết rõ các cơ sở lập luận.
Để định rõ các cơ sở lập luận, trước tiên, hãy giải quyết những gì mà bạn biết, và sau đó là những gì mà bạn cần phải biết. Bạn phải chuẩn bị thêm các thông tin và kiểm tra lại các giả định cũng như các thông tin chưa chắc chắn khác.
Một khi chúng ta bắt đầu cẩn thận hơn với các cơ sở lập luận, chúng ta thường thấy rằng chúng có rất nhiều cấp độ và có thể không đồng tình với các ý nghĩa đó. Trong các tình huống đó, một phần của việc đưa ra các quyết định đúng đắn có liên quan tới việc suy xét, chẳng hạn như tin vào ai, tin vào cái gì.
Dưới đây là một số chỉ dẫn:
- Cân nhắc tới tính tin cậy và uy tín của người đưa ra cơ sở lập luận.
- Cân nhắc tới nền tảng được cho là cơ sở lập luận. Nếu như người cung cấp tin cho bạn nói rằng: cá nhân anh hoặc cô ta nghe hoặc nhìn thấy điều gì, hãy đánh giá con người đó về mặt trung thực, sự chính xác và trí nhớ.
- Lưu ý rằng các giả định, chuyện tầm phào và các lời đồn nhảm không phải là cơ sở lập luận.
- Cân nhắc tất cả các quan điểm, nhưng cẩn trọng khi xem xét liệu nguồn thông tin có hay có lợi ích cá nhân có thể tác động lên quan điểm của các cơ sở lập luận hay không.
- Cuối cùng, đánh giá thông tin mà bạn vừa có được có đầy đủ và thực tế hay không, từ đó, bạn có được khả năng phán đoán về tính chắc chắn và khả năng sai sót trong các quyết định của mình.
4. Phát triển các lựa chọn
Giờ thì bạn biết cái mà bạn cần đạt được là gì. Bạn cũng đã có bản đánh giá tốt nhất đối với các cơ sở lập luận có liên quan cùng với một danh sách các lựa chọn, một tập hợp các hành động mà bạn có thể thực hiện để hoàn thành các mục tiêu. Đó là một quyết định cực kỳ quan trọng, hãy nói với ai đó mà bạn tin tưởng, từ đó, bạn có thể mở rộng triển vọng và suy nghĩ về các lựa chọn mới. Nếu bạn có thể nghĩ tới một hoặc hai lựa chọn, có thể là bạn chưa nghĩ sâu sắc lắm.
5. Cân nhắc các kết quả
Hai kỹ thuật giúp phát hiện các kết quả có thể xảy ra:
- "Ràng buộc các lựa chọn của bạn" . Lọc ra các lựa chọn của bạn thông qua sáu đặc tính đạo đức sau: tính chất đáng tin cậy, sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm, sự công bằng, sự chu đáo và tư cách công dân. Hành động của bạn liệu có vi phạm nguyên tắc đạo đức nào không? Chẳng hạn, liệu nó có liên quan tới việc nói dối hay phá vỡ lời hứa nào không? Liệu làm như vậy có thiếu trách nhiệm hay không công bằng, hoặc thiếu quan tâm hay không? Liệu nó có phá vỡ các nguyên tắc hoặc vi phạm luật pháp hay không? Tốt hơn hết là hạn chế các lựa chọn trái với luân thường đạo lý.
- Nhận dạng các cổ đông và tìm hiểu xem quyết định đó tác động lên họ như thế nào. Cân nhắc các lựa chọn từ quan điểm của các cổ đông. Xác định xem quyết định của bạn sẽ giúp đỡ và có thể gây tổn thương cho những người nào.
6. Chọn lựa
Giờ là lúc bạn đưa ra quyết định. Nếu như lựa chọn của bạn chưa rõ ràng, hãy xem các chiến lược dưới đây nếu như chúng có thể có ích cho bạn:
- Nói với người nào mà bạn tôn trọng ý kiến của họ. Tìm kiếm các bạn của bạn, và người cố vấn, nhưng nhớ là, một khi bạn đã có được các ý kiến và lời khuyên, thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về bạn.
- Người có đạo đức nhất mà bạn biết sẽ làm gì? Nghĩ về người mà biết (trong cuộc sống thực tế hoặc trong tưởng tượng) - người có cá tính mạnh nhất và có cách nhìn đạo đức nhất. Sau đó, tự hỏi bản thân mình rằng: người đó sẽ làm gì trong tình huống của bạn? Hãy nghĩ về con người đó như là hình mẫu trong việc đưa ra quyết định và cố gắng hành xử như anh hoặc cô ta có thể. Rất nhiều người vẫn từ hỏi: "Liệu ông trời muốn tôi làm gì?", "Liệu đức Phật sẽ làm gì?" hoặc"Ở trong tình huống của tôi thì Gandhi cư xử thế nào?".
- Bạn sẽ làm gì nếu như bạn chắc rằng ai cũng có thể biết quyết định của bạn? Nếu như mọi người đều biết về quyết định của bạn, bạn có thể cảm thấy tự hào hoặc thoải mái? Các lựa chọn mà có vẻ tốt nếu như mọi người không hề biết thì đều là lựa chọn tồi. Các lựa chọn đúng đắn khiến chúng ta tự hào và xây dựng danh tiếng tốt. Người ta nói rằng, cá tính được bộc lộ khi chúng ta hành xử mà nghĩ rằng không ai đang quan sát chúng ta, và cá tính được củng cố khi chúng ta hành động như thể mọi người đang quan sát chúng ta.
- Nguyên tắc vàng: hãy cư xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Nguyên tắc vàng là một trong những chỉ dẫn xưa nhất và tốt nhất trong việc tạo ra các quyết định có đạo đức. Nếu chúng ta đối xử với mọi người theo cách mà chúng ta muốn họ đối xử lại với mình, có nghĩa là chúng ta đang sống chung với sáu đặc tính đạo đức ở phía trên. Chúng ta không muốn người khác nói dối mình, cũng không muốn bị người khác thất hứa với mình, do đó, chúng ta phải chân thành và biết giữ lời hứa. Chúng ta muốn mọi người tôn trọng, chúng ta phải đối xử với họ trên tinh thần tôn trọng.
7. Điều hành và điều chỉnh
Vì các quyết định khó khăn nhất sử dụng thông tin không hoàn chỉnh và các dự đoán "với nỗ lực tốt nhất", một số trong các dự đoán đó có thể sai. Những người đưa ra quyết định có thể điều chỉnh các nỗ lực trong các lựa chọn của họ. Nếu như chúng không tạo ra các kết quả như mong đợi, hoặc tạo nên các kết quả ngoài sự mong đợi, những người đưa ra quyết định sẽ xem xét lại tình hình và tạo ra các quyết định mới.