Bí kíp “đối mặt” với đợt đánh giá hiệu suất cuối năm

Lượt xem: 54,142

Đánh giá hiệu suất làm việc có thể là một trải nghiệm đầy mệt mỏi hoặc bực tức, đặc biệt khi bạn không chắc mình ở tình trạng nào trong suốt năm vừa qua. Tuy nhiên, nếu làm đúng cách, các nhận xét đánh giá của bạn có thể là công cụ giá trị để nhận lại những góp ý mang tính xây dựng và dẫn dắt bạn đến nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.

 

Đánh giá hiệu suất làm việc

Đánh giá hiệu suất làm việc

Kết quả của đợt đánh giá tốt đẹp đến thế nào là tùy vào sự chuyên nghiệp trong công việc bạn. Dưới đây là một vài chỉ dẫn nhằm giúp những nhân viên nào sắp bước vào đợt “đối mặt với nhà tuyển dụng” trong năm nay có thể tối ưu bản đánh giá và bước đi đúng hướng với kết quả mang lại sự hài lòng cho cả đôi bên.

Học cách làm quen với quy trình
Kiểm tra lại với sếp hoặc bộ phận nhân sự để biết xem quy trình đánh giá từ năm trước đến nay có gì thay đổi không. Nếu bạn là nhân viên mới trong công ty, hãy trò chuyện với các chuyên viên nhân sự và đồng nghiệp để tìm hiểu về quy tắc của công ty khi tiến hành đánh giá và những điều họ mong đợi bạn thực hiện.

Thực hiện sự tự kiểm tra
Hãy dành thời gian để kiểm tra lại một cách trung thực các biểu hiện của mình trong năm qua. Những mục tiêu nào bạn đạt được, làm vượt mức mong đợi hoặc hơi kém năng suất một chút? Ngay cả những thành viên xuất sắc hàng đầu trong tổ chức cũng vẫn còn có điểm cần khắc phục. Vậy đâu là những điều bạn muốn hoàn thiện và cải tiến thêm trong năm sắp đến?

Lưu lại giấy tờ về những thành tựu của mình

Lưu lại giấy tờ về những thành tựu của mình

Lưu lại giấy tờ về những thành tựu của mình

Bạn từng xuất sắc làm việc gì? Những thử thách nào bạn đã vượt qua? Bạn có nhận nhiều trách nhiệm hơn, các dự án lớn hơn hoặc phụ trách khách hàng giá trị hơn cho tổ chức không? Hãy “trưng trổ” những thành tích nổi bật của mình thông qua giấy tờ cụ thể và đề cập đến những điều đó trong phần đóng góp và thành tích của năm. Nếu bạn chưa kịp cập nhật các tài liệu này suốt một thời gian rồi thì bây giờ là lúc để làm điều đó.

Xem xét lại bản đánh giá của năm ngoái
Bạn đã có những thay đổi gì kể từ lần đánh giá trước? Phạm vi công việc, mức độ trách nhiệm hoặc người quản lý của bạn đã khác đi? Bạn có tập trung vào xây dựng hay cải thiện các kỹ năng đặc biệt trong suốt quá trình của cả năm qua? Hãy đọc lại một lần nữa bản đánh giá trước đây của mình và dành sự quan tâm đặc biệt đến những lời nhận xét của quản lý. Những phản hồi đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong suốt năm vừa rồi và bạn có thực sự cải thiện hay tiếp thu được chút nào không?

Cân nhắc các mục tiêu nghề nghiệp
Bạn muốn bước đi kế tiếp trong sự nghiệp của mình là ở đâu? Kỹ năng nào cần xây dựng hoặc cần có những trải nghiệm gì mới để có thể đạt được các mục tiêu? Làm thế nào gắn kết vị trí công việc hiện tại vào với kế hoạch đường dài? Sử dụng các thông tin này để định hướng cho các buổi trao đổi xung quanh mục tiêu phát triển chuyên môn của bạn trong năm tới nhé!

Cân nhắc các mục tiêu nghề nghiệp

Cân nhắc các mục tiêu nghề nghiệp

Thiết lập mục tiêu cho buổi thảo luận
Bạn đang tìm kiếm điều gì để thoát khỏi những cuộc thảo luận này? Nếu bạn không chắc rằng mình có thể so sánh với các đồng nghiệp như thế nào, thì đây là cơ hội để phản hồi trực tiếp. Nếu đã tập trung tốt vào việc cải thiện một kỹ năng cụ thể, tìm xem điều đó có mang lại những đền đáp xứng đáng cho kết quả từ nỗ lực làm việc chăm chỉ của bạn.

Khởi xướng các chủ đề
Đừng trông đợi quản lý của bạn làm hết tất cả mọi việc. Hãy “mang theo” một danh sách các câu hỏi hay chủ đề bạn muốn trao đổi cho buổi đánh giá công việc. Mang theo phiếu đánh giá với các đề mục cụ thể khi bước vào trò chuyện và chuẩn bị để thảo luận về việc bạn đã đóng góp những giá trị nào cho tổ chức trong cả năm qua.

Nếu bạn đang có ý định đề nghị tăng lương, đầu tiên hãy kiểm tra với nhân sự để biết quy trình đánh giá hàng năm của công ty có bao gồm hoạt động xem xét về các chế độ lương bổng và phúc lợi hay không. Một vài tổ chức thường tách bạch hai hoạt động đánh giá công việc và đánh giá lương, bởi họ không muốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả tương tác giữa các nhân viên và quản lý hay gây cản trở cho cuộc đối thoại mở về hiệu suất của nhân viên.

Chuẩn bị tinh thần đón nhận một vài sự thật “khó nghe”
Nên “nhập cuộc” vào buổi thảo luận với tâm lý cởi mở. Hãy nhớ rằng, thông tin phản hồi mang tính xây dựng chính là một trong những món quà lớn nhất mà người quản lý dành tặng cho bạn – nếu bạn đang sẵn lòng lắng nghe. Bạn không thể cải thiện hiệu suất của mình nếu không biết được đâu là những chỗ còn thiếu sót. Hãy làm việc với cấp trên để xác định mục tiêu hướng đến và xây dựng một kế hoạch phát triển.

Theo sát
Đừng rời khỏi buổi họp cho đến khi bạn và sếp đã thảo luận thông suốt để chốt được các bước hành động tiếp theo. Nếu bạn được phân công phụ trách một số hạng mục, hãy chắc chắn rằng mình sẽ hoàn thành nó kịp thời với thái độ tốt nhất. 

Nguồn ảnh: Internet

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay