Bị loại chỉ vì… lỗi chính tả

Lượt xem: 19,111

Bạn đã nghe nói nhiều về các lỗi cần tránh khi làm hồ sơ xin việc như: không thành thật khi cung cấp thông tin, sử dụng cùng một mẫu CV cho nhiều vị trí ứng tuyển… Tuy nhiên, còn một lỗi “chết người” nữa mà có thể bạn không ngờ tới: lỗi chính tả.

Lỗi chính tả - không phải chuyện đùa
Cho dù công việc của bạn không đòi hỏi nhiều ở kỹ năng viết lách, hành văn, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể qua loa với “khâu” chính tả. Theo Barbara Roche, giảng viên trường Wharton School và chuyên viên đào tạo chương trình Right Management, “Các ứng viên sẽ không thể biện bạch cho tính bất cẩn và sơ suất của họ khi để sót quá nhiều lỗi chính tả. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có chung một nhận định: lỗi chính tả và việc lạm dụng quá nhiều chữ viết tắt là biểu hiện cho thấy khả năng làm việc sau này của ứng viên: chất lượng công việc không đảm bảo và không quan tâm đến ấn tượng để lại nơi người khác.”

Mặc dù nhiều giám đốc nhân sự cũng “mắt nhắm mắt mở” cho qua những lỗi nho nhỏ, nhưng hầu hết đều cho rằng đã là CV với đơn xin việc thì không nên có những sai sót đó.

Roy Cohen, tác giả quyển sách cho biết, “Lỗi chính tả hay từ viết tắt không thể hiện sự chuyên nghiệp mà chỉ làm người đọc mất thêm thời gian. Nó có thể tiết kiệm thời gian cho người gửi nhưng gây khó cho người đọc.” Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản viết cũng là một điều mà ứng viên cần chú ý trong bối cảnh thị trường lao động nhiều cạnh tranh hiện nay.

Theo Sharon Armstrong, Chủ tịch công ty tư vấn Armstrong và đồng sự, “Bất cứ công ty nào quan tâm đến thương hiệu của họ đều không chấp nhận những sơ suất sơ đẳng về lỗi chính tả, nhất là khi nó thể hiện hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cần có.”

Cẩn thận với các lỗi chính tả hiện đại
Nhiều chuyên gia nhân sự nhận định lỗi chính tả không chỉ là các lỗi truyền thống mà còn chỉ cách dùng từ, chữ viết tắt kiểu hiện đại, do ảnh hưởng xu hướng công nghệ mà giới trẻ vẫn thường dùng trong tin nhắn, mạng xã hội… Roche cho biết, “Các tân cử nhân trẻ thường không nhận thức được rằng họ đang lạm dụng cách dùng từ, gõ chữ thường thấy trong các phương tiện truyền thông xã hội. Tiếng lóng, các biểu tượng, từ ngữ kiểu LOL, BFF không nên xuất hiện trong hồ sơ xin việc chuyên nghiệp.”

Bạn nghĩ sao khi đơn xin ứng tuyển vào vị trí trợ lý hành chính lại đầy các từ ngữ hiện đại mà giới trẻ đang dùng trong khi người phụ trách xem xét hồ sơ tuyển dụng có thể ở độ tuổi cách bạn một thế hệ? Không chỉ gây khó khăn cho người đọc, với thư xin việc “sành điệu” kiểu như vậy, bạn đang tự làm giảm khả năng cạnh tranh của mình. Roche đúc kết, “Lỗi chính tả đôi khi là không thể tránh khỏi nhưng sự qua loa nhất thời có thể đồng nghĩa với bất cẩn trong công việc sau này. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện ngay từ đầu tính tỉ mỉ, cẩn trọng và chú ý từng chi tiết trong hồ sơ xin việc của mình.”

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay