Bí quyết để có mức lương tốt nhất

Lượt xem: 31,837

Bạn tò mò về mức lương bạn được trả dựa trên những tiêu chí nào và tại sao. Nhưng những nhà quản lý ở công ty lại không muốn cung cấp thông tin về lương và các tiêu chí quyết định mức lương. Vậy bạn phải làm gì để đạt được mức lương tốt nhất?

Hãy cùng xem những bí mật của công ty để có thể xoay chuyển tình thế:

1. 3,9% là mức tăng ngân sách trung bình dành cho lương
Nghe thì buồn nhưng đấy là sự thật. Theo như thông tin về lương của Nghiên cứu ngân sách cho lương thế giới, mức tăng thực sự trong ngân sách dành cho lương 2008 là 3.9%. Con số này vẫn không thay đổi trong năm 2009.

Điều này được hiểu là, đối với hầu hết người lao động ở Mỹ, mức tăng lương hàng năm là tương đối như nhau. Với người có chất lượng công việc tốt sẽ nhận được mức tăng hàng năm là 5%, còn với người làm việc chưa tốt sẽ là 2% hoặc ít hơn.

Rebecca Mazin, đồng sáng lập công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự Recruit Right và tác giả cuốn sách về nhân sự Hướng dẫn cho nhà quản lý và những chuyên gia về nguồn nhân lực cho hay trong khi ai ai cũng mong mức tăng là 6 đến 8%, thì có rất ít người đạt được con số này.

Biết được điều này bạn cũng có thể hiểu được công ty đánh giá mức tăng 4% trong năm vừa rồi của bạn. Trong khi, đó không phải là mức tăng cao nhưng cũng cho biết các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không thấp. Nếu bạn nhận được hơn mức lương cao hơn trung bình điều đó có nghĩa bạn được đánh giá rất cao và ngược lại.

2. Nắm vững mức lương trung bình cho vị trí
Lý do là hiện nay thông tin về lương được đăng tải trực tuyến nhưng công ty bạn không nghĩ mức lương trung bình quốc gia trả cho người trong lĩnh vực của bạn, trong thành phố của bạn. Nếu bạn tìm kiếm lịch sử mức lương trung bình vị trí bạn đang làm và phát hiện ra mức lương của bạn thấp một cách bất thường. Điều này sẽ là công cụ đàm phán khi bạn nói chuyện với sếp về mức tăng lương trung bình hàng năm hay khi bạn nhận được lời đề nghị công việc mới. Họ sẽ nhận ra công ty sẽ mất bạn vì nhiều đối thủ đang trả cao hơn mức lương trung bình và do đó có thể sẽ trả bạn cao hơn mức trung bình.

Dawn Rosenberg McKay, chuyên gia về việc làm trên trang About.com khuyên bạn nên tìm hiểu thông tin kĩ lưỡng liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bạn, hoặc ít nhất bạn cũng biết mức trung bình là bao nhiêu. Theo cách đó, bạn sẽ biết mình được trả lương đúng hay bị bóc lột một cách tàn nhẫn.

3. Sếp nhớ hay quyên thành tích của bạn? 
Đánh giá tăng lương thường được tiến hành hàng năm, vì vậy, việc theo dõi những thành tích bạn làm được trong năm qua là một việc quan trọng. Do đó, bạn không nên trông đợi sếp nhớ đến dự án lớn bạn đã hoàn thành tám tháng trước. Bạn nên liệt kê những thành tích bạn hoàn thành cùng với bằng chứng cụ thể để khi đến kì tăng lương bạn không phải lo sợ sếp quên hay nhớ những thành công bạn đạt được. 

Những thành tích không những chỉ ra việc bạn tiết kiệm tiền cho công ty hay kiếm thêm tiền mà nó còn là cách tốt nhất để đánh giá năng lực làm việc, mức độ cống hiến của bạn cho công ty. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn liệt kê những thành tích cùng với những con số cụ thể. Nếu không thể, bạn có thể liệt kê những lời tán dương của sếp, của đồng nghiệp hay thư cảm ơn đặc biệt của khách hàng. 

4. Sếp ảnh hưởng đến việc tăng lương?
Quyết định tăng lương hàng năm của nhân viên thường do những cán bộ quản lý cấp cao của công ty. Vì vậy, dù bạn có làm theo những bí quyết ở trên, sếp bạn có thể ảnh hưởng rất ít đến mức tăng của bạn. Một ví dụ cụ thể, Mazin gần đây có làm việc với một tổ chức phi lợi nhuận đã quyết định mức tăng của tất cả nhân viên là như nhau.

Trong trường hợp này, bạn hầu như không thể thay đổi được gì. Nhưng nếu nó làm bạn thất vọng, đã đến lúc bạn tìm kiếm một công việc mới.

5. "Dọa" nhảy việc (nhưng tương đối rủi ro)
Nếu bạn kì vọng nhận được mức tăng lương cao hay quá thất vọng vì mức lương hiện tại, bạn có thể bắt đầu công cuộc tìm việc. Đối với tất cả mọi người, mức lương tăng nhanh nhất và cao nhất trong sự nghiệp là khi họ nhận được công việc mới hoặc có ý định nhảy việc vì nhận được một lời đề nghị công việc.

Thi thoảng, chia sẻ với sếp về những dự định tìm việc mới có thể là phương pháp “mặc cả” hiệu quả. Sếp có thể sẵn sàng đề nghị bạn một mức lương mới để giữ chân. Nhưng, tất nhiên phương pháp này đi kèm với rủi ro do vậy không nên sử dụng thường xuyên. Hãy đảm bảo khi bạn thực sự muốn làm một công việc mới và sẵn sàng ra đi khi đưa ra ý định nhảy việc. Vì cũng có thể, sếp sẽ đồng ý với mong muốn ra đi của bạn.

Mazin khuyên nếu bạn quyết định phương pháp này hãy đưa những lý do đúng đắn nhất.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay