Bí quyết giúp quản lý nghề nghiệp thành công

Lượt xem: 1,081

Có một câu ngạn ngữ cho rằng, “Nếu bạn không biết mình đang đi đến đâu, mọi con đường đều trở thành như nhau” hay “Nếu bạn không biết mình đang đi đến đâu, không bao giờ có thể tới đích”. Câu nói này khi áp dụng vào quá trình xây dựng sự nghiệp có nghĩa là khi không xác định được phương hướng hay phương thức cho chính mình, cả đời bạn chỉ có thể gói gọn trong 4 chữ “lẩn quanh lẩn quẩn” mà thôi.

Một vài người may mắn hơn những người khác, dễ dàng có được một công việc tốt ngay khi mới chập chững bước vào đời. Trong khi số khác, chỉ loay hoay chuyển từ công việc này sang công việc khác, hết năm này sang năm kia mà không hề có mục đích rõ ràng nào. Cuối cùng, họ tự dẫn mình đến ngõ cục hay những con đường hoàn toàn xa lạ. Trong trường hợp khác, một người có thể đã vạch ra con đường sự nghiệp rất cẩn thận và theo đuổi kiên trì, tuy nhiên thời thế thay đổi và đương nhiên bị gạt lại bên rìa của cuộc chơi.

Dĩ nhiên, có rất ít lời giải đáp dễ dàng dành cho các tình huống tiến thoái lưỡng nan mà bạn có thể phải đối mặt khi vạch ra các kế hoạch và triển khai chúng cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, 6 bí quyết sau sẽ giúp bạn tự tin và nghị lực hơn. 

 

 

Đừng để cho bất kỳ ai quyết định thay bạn. Lời khuyên này không có nghĩa là bạn không nên tham khảo các ý kiến của những chuyên gia hay nhà tư vấn và hỗ trợ nghề nghiệp. Họ sẽ giúp bạn có được các nguồn thông tin cơ bản nhất mà không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên, cuối cùng bạn vẫn là người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định đúng nhất- Đừng trao cuộc đời bạn cho người khác và hy vọng họ có thể làm thay bạn.
 

 Sự thất vọng có thể là động lực thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên nó cũng có thể làm suy giảm khả năng tư duy của bạn. Thời điểm tốt nhất để xem xét tất cả các khả năng và cơ hội tiềm tàng khi thay đổi một công việc chính là lúc bạn không phải làm điều này. Điều này cũng giống như khi bạn vay tiền ngân hàng. Trong trường hợp không khẩn cấp lắm, trạng thái tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn xác định rõ khả năng chi trả nợ. Ngược lai, khi quá cần số tiền này, bạn sẽ không còn đủ sự tỉnh táo để suy nghĩ thấu đáo nữa.

Cân nhắc đến những người có thể chịu ảnh hưởng từ quyết định của bạn. Quyết định cuối cùng thuộc về bạn- ít nhất là về mặt giải thuyết- tuy nhiên bất kỳ một quyết định đơn phương nào được đưa ra mà không có sự tham khảo ý kiến từ những người sự chịu sự tác động đều gây phản tác dụng. Nếu bạn không bị ràng buộc về trách nhiệm với ai hay nhóm người nào đó, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu các thành viên trong gia đình phải chia sẻ kết quả từ quyết định của bạn, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi những suy nghĩ vô cùng thận trọng.

 “Hãy lường trước thất bại.” Câu nói này vẫn còn giá trị khi nói về một vấn đề quan trọng như nghề nghiệp. Những nạn nhân của công ty 2000-2001 dot-com có thể chứng thực cho điều này. Họ đã quyết định đánh cuộc sự nghiệp của mình vào công cuộc bùng nổ công nghệ công nghệ thông tin/Internet với hy vọng về một mức lương cao và sự tự do trong công việc. Tuy nhiên, nhiều người trong số này đã bỏ qua một thực tế là hầu hết các công ty mới thành lập này đều không kiếm được lợi nhuận và có rất ít cơ hội để phát triển trong tương lai. Đây chính là quy luật của cuộc sống, luôn có những tình huống xảy ra ngoài mong đợi.   

 

 

 

 

 

Những mối quan hệ luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, dù chúng ta có đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại. Hãy xây dựng, nuôi dưỡng, phát triển và làm phong phú các mối quan hệ với những người bạn có thể tin tưởng và trông đợi vào sự giúp đỡ của họ khi cần phải tìm hiểu, đánh giá và chọn lựa định hướng nghề nghiệp.   

 

Các lựa chọn linh hoạt sẽ giúp giảm bớt các thất bại nếu bạn quyết định sai. Hãy suy nghĩ thật thận trọng về những quyết định chuyển đổi nghề nghiệp đòi hỏi đầu tư quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, hay những quyết định làm bạn cảm thấy do dự, hay không thể quay đầu lại khi chọn lựa này trở thành một thảm hoạ. Liệu có quyết định nào tốt hơn không? Bạn sẽ mất gì và được gì? 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay