Bí quyết hòa nhập nhanh với công việc mới

Lượt xem: 14,472

Dù trong trường hơp nào, bắt đầu một công việc mới nghĩa là bạn phải đối mặt với một loạt thách thức. Sự lo lắng, hoảng sợ có thể khiến bạn làm hỏng mọi việc.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ, giúp bạn giữ được tinh thần khi đối diện với những công việc mới:

Đặt câu hỏi...
Mới vào công ty, dù bạn là người có năng lực nhưng chắc chắn bạn không thể hiểu hết mọi thứ trong công ty được. Từ những phần mềm công ty ứng dụng, sản phẩm của công ty đến những thế mạnh, khách hàng tiềm năng... nếu bạn cứ tự mày mò, sẽ mất kha khá thời gian để tìm hiểu. Mỗi lĩnh vực sẽ có một người chủ chốt, bạn chỉ cần đặt câu hỏi với những người này là có được thông tin cần thiết.

Đừng nghĩ rằng, cứ hỏi nhiều người ta sẽ nghĩ là mình dốt, thực tế, việc bạn hỏi để biết, để hiểu sâu hơn, rộng hơn về công ty sẽ khiến mọi người nhìn nhận bạn là một người có chí tiến thủ, ham học hỏi. Đó cũng là cách bạn tìm hiểu về công ty nhanh chóng và nhiều thông tin hơn cả.

... Đúng lúc
Trong một văn phòng nhỏ, mọi người thực sự bận rộn, có thể bạn cảm thấy những câu hỏi liên tục của bạn đang khiến người ta khó chịu. Điều đó không có gì phải ngạc nhiên bởi lẽ, đặt câu hỏi bạn cũng cần phải chọn đúng thời điểm, đừng nhân lúc người ta đang bận túi bụi mà xông vào hỏi. Bạn nên chú ý đến những gì người ta đang làm trước khi làm gián đoạn công việc của họ bằng câu hỏi của mình. Xem xét ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu trong lời nói của người ta để biết họ có vui vẻ trả lời hãy chỉ miễn cưỡng. Nếu là những câu hỏi không mấy khẩn cấp, bạn có thể chờ đợi đến một thời gian thuận tiện hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem đến các nguồn khác, tích lũy câu hỏi để hỏi một lần luôn, đừng có tiện đâu hỏi đấy. Nếu người ta bận rộn quá, bạn có thể đưa câu hỏi qua email để họ dễ dàng trả lời khi rảnh rỗi. Bạn cứ hiểu rằng, có nhiều cách để hỏi, nhưng hỏi thể nào cho hiệu quả lại là cả một nghệ thuật.

Lên danh sách công việc
Dù mới vào, chưa nhiều việc để làm nhưng bạn nên thể hiện tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Mọi thứ đều được lên kế hoạch rõ ràng, update hằng ngày để chắc chắn bạn không bỏ sót bất cứ công việc nào. Bạn có thể lưu vào máy tính cá nhân để về nhà nghiên cứu thêm.

Xem ví dụ
Với các loại giấy tờ, bạn nên hỏi xin những mẫu mà các đồng nghiệp đã điền sẵn để mà điền theo. Bởi nhân viên mới thường rất dễ nhầm lẫn, khó tránh khỏi sai sót. Vì thế, bạn cứ xin mẫu cụ thể từ các đồng nghiệp và lưu các mẫu này vào một thư mục để khi cần là có.

Tham gia các khóa đào tạo
Nhiều công ty hiện nay thường có các khóa đào tạo miễn phí để giúp nhân viên hiểu thêm về công ty hay hướng dẫn nhân viên những phần mềm ứng dụng mới. Hãy đăng ký ngay với nhân sự để ghi tên vào các lớp học này.

Cẩn thận trong công việc
Vị trí mới, công việc mới đòi hỏi bạn phải học hỏi nhiều. Khi đảm nhận công việc quan trọng, trong môi trường nhịp độ làm việc cao, bạn có thể cảm thấy bị áp lực. Nhưng nếu bạn làm nhanh quá, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai sót có thể gặp phải. Bởi vậy, song song với quá trình làm việc, bạn nên tìm hiểu thêm về hoạt động của công ty, duy trì mọi việc ở cường độ vừa phải. Nếu có gì lo ngại, bạn có thể nói thẳng với người quản lý để cùng giải quyết.

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay