"Bí quyết" tạo tầm ảnh hưởng

Lượt xem: 1,108

Không chỉ người quản lý mới có tầm ảnh hưởng lên người khác, mà những nhân viên bình thường cũng có thể trở thành tấm gương được kính trọng trong công ty nếu biết cách xây dựng tầm ảnh hưởng.

Dưới đây là những điều đơn giản bạn nên làm để đạt được mục đích đó:
 
Đi làm sớm và về muộn
 
Nếu bạn đi làm đúng giờ hoặc đi muộn và vội vàng ra về khi chuông điểm đúng 5g, sếp sẽ nghĩ rằng công việc không phải là ưu tiên của bạn, thậm chí bạn không có tình yêu và niềm đam mê với nó. Thay vào đó, thói quen "đi sớm và về muộn" sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp hơn.
 
Thỉnh thoảng làm việc quên giờ giấc
 
Người quản lý thường chú ý tới những nhân viên làm việc quên thời gian khi có dự án phải hoàn thành trước mắt. Hành động này cho thấy bạn nhận thức được tầm quan trọng cũng như mức độ gấp rút của nhiệm vụ và sẵn sàng làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí bỏ cả giờ ăn trưa để hoàn thành công việc.
 
Ăn mặc chuyên nghiệp
 
Nếu bạn muốn được coi trọng trong công việc, hãy bắt đầu từ vẻ ngoài chuyên nghiệp của mình. Ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ, kể cả khi công ty cho phép nhân viên chọn trang phục thoải mái vào cuối tuần.
 
Rạch ròi giữa việc công và việc tư
 
Trong công ty, hẳn bạn sẽ có một đồng nghiệp thân thiết để chia sẻ những khó khăn của bản thân. Nhưng bạn nên phân minh công tư, tránh vì thân thiết mà bao che khi anh/cô ấy mắc lỗi. Ngoài ra, đừng mang những câu chuyện gia đình tới kể chi tiết ở cơ quan cũng như gọi điện thoại cho người thân, giải quyết việc cá nhân trong giờ làm việc.
 
Vui vẻ và thân thiện
 
Để duy trì năng lượng cho cả ngày làm việc, bạn nên vui vẻ và thân thiện với mọi người, đồng thời thể hiện quan điểm tích cực trước mọi vấn đề. Như vậy, công sở có thể thật sự trở thành một nơi giúp bạn tận hưởng cuộc sống giống như ngôi nhà thứ hai của mình.
 
Hạn chế "buôn chuyện"
 
Những cuộc nói chuyện vui vẻ, thân mật với sếp và đồng nghiệp sẽ làm tăng tình đoàn kết và tình cảm của mọi người với nhau. Nhưng hãy biết hạn chế ở mức độ phù hợp, không tán gẫu thường xuyên trong giờ làm việc.
 
Tránh nói xấu sếp và đồng nghiệp
 
Nói xấu sếp và đồng nghiệp không chỉ phá hỏng mối quan hệ mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng của bạn. Thay vào đó, bạn nên nói những lời động viên, khen ngợi người làm việc cùng mình bởi nếu công sở là ngôi nhà thứ hai, sếp và đồng nghiệp cũng giống như người thân của bạn.
 
Chú trọng tới cách viết
 
Mọi điều bạn viết trong công việc không chỉ phản ánh "thương hiệu cá nhân" của bạn mà còn phản ánh hình ảnh của công ty. Hãy ghi nhớ điều này trước khi bạn viết và gửi đi bất cứ thông tin gì.
 
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
 
Hãy hoàn thành công việc được giao với chất lượng tốt nhất, kể cả khi bạn phải làm việc thêm giờ hay thức đêm. Bạn sẽ được nhận những gì mình xứng đáng được hưởng.
 
Giữ góc/phòng làm việc gọn gàng
 
Dù bạn có nhiều tài liệu, giấy tờ cần xem xét nhưng hãy cố gắng giữ chúng ngăn nắp. Nếu góc/ phòng làm việc bừa bộn, bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả và năng suất.
 
Tập trung làm việc trước áp lực
 
Áp lực thời gian hay mức độ phức tạp của công việc sẽ khiến nhân viên bộc lộ điểm yếu của mình, đồng thời phân biệt giữa những người sẵn sàng cho việc thăng tiến, phát triển và những người chưa sẵn sàng.
 
Tạo thói quen ghi chép
 
Ghi lại việc sếp giao hay vấn đề được thảo luận trong cuộc họp giúp bạn không bỏ sót những điều quan trọng. Hãy tập cho mình thói quen này ngay từ hôm nay.
 
Cẩn trọng với những thông tin về bản thân trên Internet
 
Đừng cho rằng khi không ở văn phòng, bạn có thể đăng tải mọi thứ lên tài khoản mạng xã hội của mình và không ai biết. Không có sự phân biệt giữa cuộc sống riêng và công việc trên mạng xã hội. Do đó, hãy chú ý và kiểm soát tốt mọi thông tin của bản thân trên Internet.
 
Tham gia hoạt động tình nguyện
 
Hãy chứng tỏ bạn thật sự quan tâm tới sự nghiệp của mình bằng cách tình nguyện lãnh đạo một dự án của nhóm hay tham gia gây quỹ cho công ty. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng cũng góp phần đáng kể làm gia tăng danh tiếng và tầm ảnh hưởng của bạn.
 

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay