Bí quyết thành công cho thời gian thực tập.
Lượt xem: 16,225
Cuối cùng bạn nhận được một cơ hội thực tập. Đừng dừng ngay đó và để cuộc hành trình bắt đầu mà không thực hiện những sự chuẩn bị nào. Một thời gian thực tập thành công là sự lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ.
Dưới đây là một số bí quyết về cách mà bạn có thể vận dụng vào kinh nghiệm thực tập của mình:
-Trước thời gian thực tập
Thực hiện những cuộc tìm hiểu
Thực hiện việc tìm hiểu về công ty mà bạn được giao nhiệm vụ. Việc này có thể thực hiện qua Internet hoặc nói chuyện với những người mà có kinh nghiệm với công ty, ví dụ: những người thực tập cũ, bạn bè, người thân hoặc giáo sư.
Những thông tin hữu ích bao gồm về hoàn cảnh công ty cũng như những sản phẩm và dịch vụ của nó.
Tìm hiểu nhiều về ngành nghề của công ty, đối thủ cạnh tranh, thuật ngữ, xu hướng và khái niệm. Nếu có thể tìm hiểu chi tiết liên quan đến bộ phận mà bạn được giao nhiệm vụ và chức năng làm việc của nó.
Đề ra mục tiêu
Tiếp theo là đề ra mục tiêu chuyên môn và cá nhân cho việc thực tập.
Có lẽ mục tiêu của bạn là thu nhập sự khám phá nghề nghiệp trong khi tiếp cận với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Hoặc có lẽ bạn nhắm đến việc học những kỹ năng mới hoặc xây dựng những mối quan hệ. Trong bất kỳ trường hợp nào, đảm bảo mục tiêu của bạn khả thi và có thể đạt được.
-Trong thời gian thực tập
Luôn tập trung
Luôn tập trung trong chương trình giới thiệu. Ghi chép nếu cần thiết. Hãy quan tâm đến những việc cơ bản nhất, ví dụ quan sát các đồng nghiệp trả lời điện thọai và nghi thức mà họ đón tiếp các lãnh đạo cao cấp của công ty
Luôn ở thế chủ động
Khi bạn thấy đồng nghiệp bận rộn với những dự án, luôn luôn hỏi xem ban có thể giúp đỡ được gì. Người ta thích những người biết cách thể hiện sự giúp đỡ.
Hãy báo cho sếp của bạn biết những việc cụ thể mà bạn muốn học hoặc làm. Nếu bạn có một sở thích cụ thể và bạn biết lãnh vực đó cần sự giúp đỡ, hỏi xem bạn có thể tham gia vào.
Thực hiện nhiệm vụ với lòng nhiệt tình và một thái độ tích cực
Hãy biết rằng bạn sẽ được giao một số công việc lặt vặt như sao y giấy tờ hoặc nhập dữ liệu. Bất cứ công việc gì hãy thực hiện tất cả nhiệm vụ của bạn với lòng nhiệt tình và sự chuyên môn.
Không bao giờ than phiền hoặc thực hiện công việc với thái độ thờ ơ, vì thường là những việc lặt vặt được sử dụng để "kiểm tra" khả năng của bạn trước khi bạn được phép tham gia vào những công việc khác.
Đặt câu hỏi
Thời gian thực tập là một kinh nghiệm học tập, vì thế không nên lo ngại về việc đặt câu hỏi. Tìm lời khuyên và đặt câu hỏi khi bạn gặp khó khăn mà bạn không biết cách giải quyết. Tránh gây sai lầm luôn luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả.
Phát biểu và đưa ra ý kiến
Là một thực tập viên không có nghĩa là ý kiến của bạn không có giá trị . Một ý kiến hoặc lời đề nghị hay sẽ không bị bỏ qua. Khi ý kiến của bạn được hỗ trợ bằng chứng và thực tế, ai có thể nói rằng một thực tập viên không thể có những ý kiến trị giá hàng triệu đô la?
Xây dựng mối quan hệ
Quan hệ là một công cụ quan trọng trong thế giới chuyên nghiệp. Quan hệ được xây dựng với cấp trên và đồng nghiệp là cần thiết vì nó là một nguồn cung cấp lời khuyên và bí quyết về săn việc làm. Ngay cả nếu bạn không có một kinh nghiệm tốt đẹp khi thực tập thì cũng đừng phá hủy cầu nối này. Hãy luôn luôn giữ mối quan hệ tốt.
Tạo thời gian vui vẻ cho bản thân
Thời gian thực tập không cần phải nghiêm trang hoặc buồn chán. Hãy đi ăn trưa với bạn đồng nghiệp. Tham gia vào cộng đồng hoặc những họat động xã hội mà được công ty tổ chức. Hãy vui vẻ trong thời gian thực tập và bạn nên thực hiện nó với sự chuyên môn.
Trước thời điểm chấm dứt thời gian thực tập
Thư giới thiệu
Một lá thư giới thiệu từ sếp của bạn có thể là rất hữu ích cho tương lai tìm việc.
Hỏi xem sếp của bạn muốn là người giới thiệu hoặc viết một lá thư giới thiệu khi quá trình làm việc của bạn vẫn còn in dấu. Nhưng đừng cho rằng sếp của mình sẽ viết lá thư này ngay lập tức. Hãy chờ đợi trong một thời gian
Sau thời gian thực tập
Viết thư cảm ơn
Gởi thư cảm ơn đến cấp trên và những người đã hỗ trợ bạn trong thời gian thực tập
Giữ liên lạc
Hãy tiếp tục giữ liên lạc sau khi bạn rời công ty. Nuôi dưỡng những mối quan hệ với những người đồng nghiệp là quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp và phát triển sự nghiệp.