Bí quyết thành công trong công việc.

Lượt xem: 12,971

Sau một thời gian dài tê liệt, thị trường lao động tại Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục trở lại rõ rệt. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các công ty không những tuyển nhân viên thay thế mà đã bắt đầu thuê mướn thêm người để đáp ứng nhịp độ tăng trưởng kinh doanh.

Tuy nhiên, việc hồi phục của thị trường lao động không có nghĩa là các công ty sẽ tuyển dụng người một cách dễ dãi như thời kỳ bùng nổ Internet. Rút kinh nghiệm từ việc tuyển dụng bừa bãi trong thời kỳ này, các công ty bắt đầu xem xét kỹ năng lực của các ứng viên và chú trọng đặc biệt tới đức tính siêng năng, cần cù thông qua việc kiểm tra lý lịch của họ. Các nhà tuyển dụng đã trở nên khó tính hơn và phỏng vấn nhiều ứng viên hơn. Do đó, mặc dù có nhiều cơ hội, các ứng viên vẫn phải cạnh tranh gay gắt để giành được một chỗ làm.

Jeff Hocking, chuyên viên tuyển dụng giám đốc và thành viên cao cấp phụ trách khách hàng thuộc Công ty Korn/Ferry International, cho rằng không có gì khiến bực bội hơn khi thấy một ứng viên có năng lực lại bị vấp váp khi phỏng vấn và để vuột mất cơ hội được tuyển dụng. Trong bối cảnh cơ hội việc làm dồi dào và người xin việc không thiếu, các ứng viên cần phải biết cách vượt qua quá trình tuyển dụng một cách khôn ngoan. Sau đây là một số lời khuyên của Hocking giúp ứng viên có thể cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu kỹ về công ty

Rất nhiều ứng viên cho các vị trí cao cấp lại bỏ qua việc nghiên cứu kỹ một công ty trước khi phỏng vấn. Việc nghiên cứu này cần bao gồm nhiều khía cạnh khác hơn là chỉ chú trọng đến tình trạng tài chính của công ty. Đó là các tài sản vô hình như văn hóa công ty, môi trường làm việc, các lợi thế cạnh tranh và phong cách ra quyết định. Thông tin về các lĩnh vực này không thể tìm thấy trong các tài liệu về marketing hoặc báo cáo thường niên. Do đó, các ứng viên cần tận dụng các nguồn tin không chính thức, chẳng hạn như các mối quan hệ cá nhân.

Phần lớn những người đi làm hiện nay đều thành thạo trong việc tạo quan hệ để có thể khám phá các cơ hội tìm việc. Tuy nhiên, các ứng viên cần vươn xa hơn trong việc chuẩn bị cho phỏng vấn. Hãy tìm đến bạn bè và những người quen biết có thể đã từng làm việc hoặc tiếp xúc với công ty bạn định xin việc để tìm hiểu thêm về các khía cạnh sau :

- Văn hóa công ty : Người ta thường được một công ty tuyển dụng sau khi xem xét lý lịch, nhưng lại bị sa thải vì không thích ứng với văn hóa công ty ấy. Hãy tìm hiểu xem thiên hạ nói gì về cuộc sống bên trong một công ty và cố gắng nghiên cứu văn hóa của nó, đồng thời kiểm tra những điều bạn đã biết trong quá trình phỏng vấn.

- Giám đốc tuyển dụng : Bạn biết gì về viên giám đốc tuyển dụng ? Những điểm nhạy cảm của ông ta là gì ? Bạn có biết ai đã cùng phỏng vấn với ông ta không ?

- Môi trường cạnh tranh : Hãy tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh chính của công ty. Ai là đối thủ bị công ty đe dọa nhất ? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của công ty ? Đâu là điểm yếu nhất của công ty ? Công ty làm thế nào để khắc phục chúng ?

- Danh tiếng : Thị trường nhận định thế nào về công ty ? Khách hàng nghĩ gì về công ty ? Báo chí nói gì về nó ?

Việc chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp bạn có được những nhận xét sâu sắc và hành xử tinh tế hơn trong quá trình phỏng vấn. Nó cũng giúp bạn biết chắc được công việc đang xin có thực sự thích hợp với bạn không.

Chứng tỏ giá trị của bạn

Thông thường, các công ty không muốn tốn tiền thuê mướn thêm nhân viên. Điều họ cần là giải quyết các vấn đề cơ bản phải đối phó, và điều này luôn đòi hỏi phải tuyển dụng thêm người. Các công ty mướn người là để giải quyết vấn đề. Là một ứng viên, bạn cần phải tìm hiểu xem vấn đề đó là gì và chuẩn bị một kế hoạch để giải quyết nó khi bước vào cuộc phỏng vấn.

Bạn có thể biết nhiều điều về các vấn đề một công ty phải đối phó bằng cách hỏi tại sao công ty lại đưa ra vị trí đang tuyển dụng. Cần đưa ra nhiều gợi ý về một kế hoạch tốt nhất để giải quyết vấn đề, vì các nhà tuyển dụng muốn gặp các ứng viên quan tâm đến những thử thách công ty phải đối phó và có thể đưa ra các giải pháp khả thi. Hơn nữa, việc đưa ra nhiều gợi ý sẽ giúp bạn có thể phản ứng nhanh chóng trước các nhà tuyển dụng mà bạn chưa từng gặp mặt.

Nhấn mạnh kinh nghiệm liên quan

Mặc dù các công việc liên quan tới kỹ thuật có rất nhiều, nhưng loại công việc này đang trở nên chuyên môn hóa và cụ thể hơn trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phát triển phức tạp. Trong quá khứ, các công ty có thể tuyển dụng một ứng viên có quá trình công tác không thích hợp với các yêu cầu của một công việc nếu ứng viên này chứng tỏ có khả năng học hỏi nhanh chóng.

Tuy nhiên, tình trạng tuyển dụng nhân lực “ngoài luồng” như trên không còn phổ biến nữa. Ngày nay, các công ty muốn tuyển dụng ứng viên có quá trình công tác liên quan trực tiếp tới công việc được rao tuyển. Do đó, để chứng tỏ là một ứng cử viên sáng giá nhất, bạn cần thực hiện các bước đi cụ thể sau :

- Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc được rao tuyển và viết bản sơ yếu lý lịch sao cho phù hợp.

- Trong khi phỏng vấn, cần nhấn mạnh các kinh nghiệm của bạn có liên quan trực tiếp thế nào tới công việc được rao tuyển.

- Sẵn sàng thảo luận việc bạn có thể làm gì để giúp công ty hoặc phòng ban giải quyết vấn đề của họ.

- Tìm kiếm trong nội bộ công ty xem người nào có thể giúp bạn tác động tới nhà tuyển dụng.

Hãy tự tin nhưng khiêm tốn

Sau cùng, hãy thận trọng xác định vị thế và các yêu cầu của bạn. Các nhà tuyển dụng có thể biết được nhiều điều về phong cách làm việc thật sự của một ứng viên trong quá trình thương lượng lương bổng. Chẳng hạn, đừng chấp nhận một loạt các điều kiện để rồi sau đó quay lại thương lượng và chuốc lấy phiền toái. Hành động này có thể khiến nhà tuyển dụng nổi giận và hủy bỏ đề nghị ban đầu.

Tóm lại, mặc dù thị trường lao động cao cấp tiếp tục được cải thiện nhưng khả năng gia nhập nó không phải dễ. Để giành được lợi thế khi xin việc, bạn cần tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng thông qua các quan hệ của mình, vấn đề họ đang tìm cách giải quyết, cho thấy bạn có thể giúp đư ợc gì và thận trọng trong khi thương lượng lương bổng. Chuẩn bị kỹ vẫn là chìa khóa của thành công.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay