Bí quyết tối ưu hóa tiềm năng của bạn
Lượt xem: 13,423
Bạn có đang làm tất cả để vận dụng hết những khả năng của mình. Bạn có thể thẳng thắn không chút do dự cho rằng mình yêu thích công việc hiện nay và thật không ngờ mình được tưởng thưởng đến thế.
Nếu bạn cũng là người như đa số mọi người, chắc chắn bạn mong muốn sự thành công, tạo lập một cuộc sống tuyệt vời và gặt hái những phần thưởng trong cuộc đời. Tóm lại, bạn mong ước một cuộc sống phồn vinh. Và vì thế, bạn phải sống và cống hiến hết mình để hiện thực hoá ước mơ đó.
Đó cũng là lý do vì sao, với rất nhiều người, kể cả những nhà quản trị quyền lực, câu trả lời của họ cho một và thậm chí là cả hai câu hói trên là "không". Điều này có liên quan gì với việc bạn không mang hết khả năng sẵn có của mình vào công việc hay tệ hơn là bạn đang làm công việc mà mình không hề yêu thích?
Tìm ra lĩnh vực sở trường của hạn
Hãy nghĩ về điều này: Có phải mọi kế toán đều có lòng say mê vô hạn với các con số? Có lẽ là không. Một số người thực ra chỉ là nạn nhân của những bậc cha mẹ không ưa con mình theo nghiệp nghệ thuật, hoặc của những sức ép khách quan tuân theo một thể thức định sẵn, bảo đảm hơn, đáng tin hơn.
Bạn chỉ cần nhớ ráng lý do để Tiger Woods thành công như vậy là bởi ông đã dành cả đời mình biến đam mê tuổi nhỏ thành một sự nghiệp chuyên môn phát đạt.
Quan niệm rõ ràng về thành công
Dù là vì lý do gì, khá nhiều người thoả mãn được những ước mong thầm kín và thiên hướng ẩn giàu trong họ trong những sự nghiệp được xã hội chấp nhận cao, tin tưởng rằng một năng lực ưu tú và vòng quay tiền mặt ổn định là đủ cho một người mãn nguyện.
Tất nhiên, bạn cũng có thể nghe rất nhiều lời chứng thực từ lớp người này cho ráng họ hạnh phúc. Bởi rốt cuộc họ có rất nhiều tiền và một cuộc sống tiện nghi chưng diện đầy thú vị.
Nhưng những con người đó có thực sự hài lòng. Họ dã là tất cả những gì mình có thể chưa, hay họ chỉ tin vào một niềm tin vô hạn là thành công được đánh giá hởi độ dày của chiếc ví? Tưởng tượng xem bạn sẽ tiến bao xa khi theo đuổi một điều gì bạn thực sự có khả năng? Nắm bắt được đúng những tài năng của mình và hiện thực hoá những tiềm nang đó, bạn sẽ bay lên những tầm cao mới.
Bạn thực sự giỏi lĩnh vực nào?
Tên Turner, nhân vật quyền lực của giới truyền thông. CEO của Turner Broadcastlng System, có thể được xem là tấm gương mẫu mực cho việc làm thế nào để tận dụng hết khả năng của bạn.
Ông nhận thấy cơ hội của mình và lấy đó đế hiện thực hoá ước mơ mang cá thế giới lại với nhau qua con đường viễn thông. Với bản năng sắc bén và lương tri kinh doanh, ông đã làm tất cả những gì cần thiết để đi tới thành công.
Nhưng quyết định theo nghiệp media của ông không phải chuyện chơi. Ông đã rõ điểm mạnh của mình là gì, biết mình đam mê cái gì và khôn ngoan xây dựng cho mình một sự nghiệp trên những điều đó, để trở thành một tỷ phú trong quá trình này. Và đó cũng là thông điệp trong bài viết này: Bạn cần khám phá lại xem những đam mê và năng lực thiên bẩm của bạn là gì và đưa chúng lên những cấp độ thành công cao hơn. 5 bước đơn giản dưới đây nhằm biến những mơ ước của bạn thành hiên thực.
1) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
Một cách tuyệt vời để bắt đầu việc này là xác định xem đâu là những kỹ năng trời phú cho bạn, và đâu là những năng lực bạn có học mãi cũng không xong. Làm một danh sách những điểm mạnh và điểm yếu bạn sẽ rất có ích, bởi bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận mình hơn khi đã viết được chúng ra.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi thẳng thắn: Cái ý nghĩ rằng mình sẽ đi làm vào buổi sáng làm bạn phải khom mình? Bạn có đang là tất cả những gì mình có thể? Bạn có đang làm cái mà bạn cho là vì những lý do đúng? Còn điều gì khác bạn rất mong đạt được trong cuộc đời mình?
Nếu bạn luôn luôn quan tâm đến thị trường nhà đất mà chưa bao giờ theo đuổi nó thì ban còn chờ đợi gì nữa? Chọn được con đường sự nghiệp đúng là đi theo lĩnh vực mà bạn giỏi giang chứ không phải những gì bạn nghĩ mình nên làm.
Bạn cũng có thể rút kinh nghiệm từ quá khứ và thử lấy ý kiến từ những người xung quanh xem sao, bởi những người biết ro bạn có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn thấu đáo và năng lực thực sự của bạn.
Trên tất cả, hạn không được do dự. Hãy thẳng thắn và thậm chí tàn nhẫn chừng nào bạn cần là chính mình. Bởi, cuối cùng thì đây là tương lai của bạn kia mà.
2) Khởi xướng
Khi đã hình dung được những gì cần làm cũng là lúc cho bạn thực hiện bước đầu tiên quan trọng. Hãy viết ra kế hoạch hành động của mình, đặc biệt lưu ý bạn định đạt đến mục tiêu hạnh phúc tiềm nang đó như thế nào. Hãy cho mình một khung thời gian nghiêm ngặt nhưng hợp lý, và nghiêm chỉnh tuân theo.
Đừng sợ lại phải bắt đầu một sự nghiệp mới, một nơi chốn mới hay bị cắt lương. Như lời một ca sĩ thông thái: “Cuộc đời là một hành trình, không phải một đích đến ".
Hãy làm tốt kế hoạch của mình và liên hệ với những ai có thể giúp bạn.
3) Thực thi kế hoạch
Đúng là với một người vững vàng về kinh tế, việc bỏ dở giữa chừng một công việc sẽ không là vấn đề gì lắm. Nhưng bắt đầu lại tất cả dường như quá mạo hiểm với nhiều người, đặc biệt là những ai phía sau còn cả một gia đình cần cung cấp Sự khởi đầu lại vì vậy không phải là một con đường êm ái, ít nhiều sẽ có những chướng ngại, thất vọng kéo theo. Nhưng từ bỏ việc đó nghĩa là bạn sẽ tước đi của mình cơ hội có được thành công cùng sự mãn nguyện cao hơn. Vì thế, hãy cố gắng tập trung và tiếp tục con đường cửa bạn, nếu không tận lâm cho bất cứ việc gì, kể như bạn làm điều đó chỉ mất công. Dù con đường đó có gian nan đến đâu, bạn hãy nhớ phía cuối đường hầm là ánh sáng.
4) Tận dụng những nguồn lực sẵn có
Hãy gặp gỡ những người thành công trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi hỏi xin họ lời khuyên. Ghi chú lại những lần liên hệ này, chúng có thể rất có ích với ban, và nhớ là luôn có bên mình những con người có nhiều ảnh hưởng. Ví dụ, nếu bạn đang nhằm vào ngành luật, thì cô kế toán viên của bạn có thể biết một luật sư giỏi có thể giúp bạn.
Và tất nhiên, không ai khuyên bạn làm tất cả những chuyện này một mình Trong một thế giới cạnh tranh như hiện nay, bạn tận dụng được càng nhiều sự giúp đỡ càng tốt và hãy dẹp lòng kiêu hãnh của mình lại. Bởi lòng kiêu hãnh chính là chỗ nương thân cho sự bấp bênh.
5) Luôn có một hệ thống hỗ trợ bên mình
Hãy tạo cho mình một mạng lưới những người có thể hướng dẫn, dạy bảo và hỗ trợ bạn những khi cần thiết cả về luân lý lẫn tài chính. Đó có thể là vị sếp cũ người thầy thông thái hay ông bố già tốt bụng.
Bạn cũng có thể có bên mình một người bạn cùng hội cùng thuyền, và việc biết rằng mình không cô độc sẽ đỡ đi phần nào gánh nạng trên vai bạn cho một đối thay hoàn toàn như thế này.
Và lòng tự tin cũng là một yếu lố không thể thiếu. Cho dù bạn có là CEO của một tập đoàn khổng lồ, những động cơ cho con đường sự nghiệp bạn chọn cũng có thế thấy qua lối cư xử của bạn. Nếu thực sự hài lòng với công việc của mình sẽ khiến bạn trở nên một con người tích cực hơn nhiều, và khiến những người xung quanh chắc chắn sẽ lấy đó làm học tập.
Để thực sự thành công, bạn phải tận dụng được những khả năng của bản thân để tìm cho mình một địa vị tốt trong xã hội. Những gì thuộc về bạn là điều quan trọng duy nhất để xem xét khả năng thành đạt của bạn Cuối cùng: Nếu bạn muốn có được những phần thưởng lớn, bạn phải dám đón nhận những rủi ro cao. Sau đó, bạn có thể có tất cá, hay ít ra cũng là một điều gần như thế.