Bí quyết xóa sổ điểm yếu

Lượt xem: 12,931
Sở trường, nếu không biết thể hiện đúng lúc, dễ trở thành sở đoản. Thậm chí, có thể còn gây ra những hậu quả không mong muốn. Ngay cả với một lãnh đạo, dù được yêu mến đến đâu, nếu đưa ra thông tin phản hồi không đúng thời điểm, thì không chỉ một mình anh ta, mà cả tổ chức sẽ thất bại. Làm thế nào đây?


Đối với các nhà quản lý, nhận thức được điểm mạnh của mình thôi thì chưa đủ mà phải tự nhận thức được điểm yếu của mình. Điểm yếu đó là gì? Chính là những thói quen khiến họ đưa ra những hành vi không thích hợp trong những thời điểm không thích hợp.

Trong cuốn sách "Khám phá sở trường của bạn", tác giả Marcus Buckingham thừa nhận: Sẽ phí phạm thời gian nếu bạn cố thay đổi hành vi của mình mà không hiểu được chính mình. Thế nên, trước tiên, có người muốn thay đổi hành vi, đã đúc kết lại những điểm mạnh - yếu trong tính cách và sự ứng xử của mình.

Với một nhà lãnh đạo, điều này chưa đủ, vì cần thêm sự tự nhận thứ. Bởi tự nhận thức - hiểu được chính mình, là một điều gì đó sâu sắc hơn. Đó chính là khả năng và tầm nhìn để thực sự hiểu được bản chất của con người nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng. Có như vậy, họ mới có khả năng lựa chọn và điều khiển hành vi của họ để đạt được những kết quả mà họ mong muốn. Đó chính là sự tỉnh táo của tự nhận thức.

Nếu không có sự tự nhận thức, không hiểu được chính mình thì việc thay đổi sẽ khó khăn hơn nhiều. Đầu óc chúng ta luôn đầy ắp những niềm tin - những học thuyết về thực tiễn và hành động - đã được hình thành trong quá khứ. Chúng ta sử dụng nó như kim chỉ nam dẫn đường trong cuộc sống hàng ngày mà không hiểu về nó. Điều đó chẳng khác nào việc chúng ta không thể nhìn được những mớ dây rợ đằng sau những bức tường có treo đèn nhưng niềm tin giúp tiếp sinh lực cho hành vi của chúng ta.

Ví dụ, hầu hết mọi người tin rằng họ đã nhìn thấy mặt trời mọc lúc bình minh. Có những người không tận mắt chứng kiến, nhưng người ta vẫn biết mặt trời mọc lúc bình minh như thế nào. Điều đó là do niềm tin định sẵn, vốn dĩ hình thành ở tất cả mọi người trong xã hội và bởi ngôn ngữ. Một người quản lý biết rõ mình đang nhận thức cái gì thì ít khi áp dụng cách thức không phù hợp cho một tình huống, vì thế sẽ tránh được những kết cục mà anh ta không muốn.

Kinh nghiệm xã hội giúp con người đưa ra những quyết định hợp lý. Họ biết rằng kết quả tốt hay xấu phản ánh niềm tin mà họ đã tạo ra. Niềm tin là động lực thúc đẩy hành động và sự phản ứng đối với thế giới bên ngoài, những người biết mình sẽ tự do hơn trong việc lựa chọn suy nghĩ và hành động. Đây cũng là những xuất phát điểm để có chủ ý và kĩ năng lãnh đạo và lựa chọn cách ứng xử và suy nghĩ phù hợp với những điều mong muốn.

Các bước để thay đổi hành vi phù hợp với mục đích:

Bước 1: Do không hài lòng với kết quả hiện tại.

Bước 2: Nhìn nhận hoặc quyết định những kết quả mà mình mong muốn trong một tình huống cụ thể

Bước 3: Bàn bạc, quyết định xem cách ứng xử mới có thích hợp với mục tiêu đề ra hay không

Bước 4: Loại bỏ những hành vi theo suy nghĩ và thói quen cũ

Bước 5: Dũng cảm lựa chọn, hành động trái với những gì đã được thực hiện trong quá khứ.

Đây là bước khó khăn nhất và là hành vi hoàn toàn lãnh đạo. Nó chẳng khác nào bạn đang bắt đầu leo vách đá mà không biết khi ngã xuống, dù cứu hộ có mở hay không. Tuy nhiên, nếu bạn đã dũng cảm lựa chọn, chắc chắn việc e ngại về cách ứng xử mới sẽ nhanh chóng chuyển thành niềm vui và một cuộc sống đáng sống và đầy năng lượng.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay