Biểu hiện của một nhân viên xấu

Lượt xem: 15,903
Nhiều công ty thường xảy ra, nhẹ thì những vụ mất cắp vặt vãnh, nặng thì bị mất cắp ý tưởng dự án lớn, mất cắp tài liệu quan trọng, những vụ trả thù cá nhân, gây hiểu lầm, khiến môi trường làm việc không trong sạch. Những việc này đều do những nhân viên xấu gây nên, nhưng làm sao để nhận diện họ?

Thái độ tiêu cực và chống đối

Một nhân viên không tốt trong đầu họ luôn có những suy nghĩ thiếu tích cực, luôn phàn nàn về công việc và đồng nghiệp. Họ luôn tìm mọi cách thoái thác nhiệm vụ hoặc có phải làm thì cũng làm cho qua. Mọi quy tắc làm việc sẵn sàng bị bỏ qua khi có thể.

Có dấu hiệu vụ lợi

Cuộc sống và công việc cần có những mục tiêu để phấn đấu. Không ai đáng trách khi họ đặt ra cho riêng mình mục tiêu sống và làm việc nhưng có một nhân viên luôn tính toán để phục vụ cho lợi ích riêng họ là điều đáng lo với một người quản lý. Một nhân viên lười bỗng chốc hay đi sớm về muộn, rất có thể họ đang có nhiều toan tính cá nhân và bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích. Bắt đầu đơn giản từ việc lấy cắp đồ đạc của công ty cho đến việc cung cấp thông tin bí mật cho đối thủ cạnh tranh của bạn.

Không chia sẻ thông tin

Một số người không sẵn sàng chia sẻ thông tin và kiến thức. Ngoài lý do vì tính bảo mật của công việc còn vì họ muốn giữ “mánh” cho riêng mình. Họ muốn coi kiến thức, kinh nghiệm đó như vũ khí độc chiêu của mình, để mình trở thành người độc nhất vô nhị. Hãy để mắt đến những nhân viên này, họ có thể đơn giản chỉ là người ích kỷ, nhưng rất có thể họ đang tính toán một nước cờ hạ gục sếp.

Không sẵn lòng chuyển giao nhiệm vụ

Công ty có quyết định thuyên chuyển vị trí công tác của một nhân viên chuyên lo việc hậu cần mua sắm cho công ty, sếp yêu cầu người này nhanh chóng bàn giao giấy tờ, sổ sách đồng thời kèm cặp cho người mới. Nhưng nhân viên cũ không muốn. Tại sao vậy? Rất có thể vì đằng sau những con số, sổ sách đó có ẩn chứa những tội lỗi, việc làm mờ ám của anh ta.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay