Biết lắng nghe - một quyền lực lặng lẽ
Lượt xem: 14,006
Khả năng nghe là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một nhân viên lý tưởng. Thông thường, lắng nghe có giá trị “hàng triệu đô” trong hoàn cảnh có sai lầm mắc phải...
Người nghe giỏi và kém
Đâu là đặc điểm phân biệt giữa những người giỏi và kém lắng nghe? Một nghiên cứu được tiến hành trên 900 sinh viên từ độ tuổi 17 đến 70 đã chỉ ra những đặc tính của người biết và không biết lắng nghe.
Người nghe giỏi:
1. Có ánh mắt giao tiếp thích hợp.
2. Chú ý, lưu tâm đến ngôn từ và cử chỉ phi ngôn ngữ của người nói.
3. Kiên nhẫn và không ngắt lời (cho đến khi người nói hoàn thành).
4. Có sự đáp trả, diễn tả qua lời nói và hành động.
5. Giọng hỏi không hăm doạ.
6. Có thể tóm tắt, thuật ngắn gọn những gì người nói vừa kể.
7. Cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng
8. Có sự đồng cảm (ngôn từ biểu lộ sự thấu hiểu với người nói).
9. Bày tỏ sự quan tâm.
10. Thể hiện thái độ thích thú và sẵn sàng lắng nghe.
11. Không chỉ trích hoặc thiếu sự đánh giá.
12. Cởi mở.
Người nghe kém:
1. Ngắt lời người nói (thiếu kiên nhẫn).
2. Không có ánh mắt giao tiếp (nhìn xung quanh).
3. Phân tán, không chú ý đến người nói.
4. Không quan tâm đến những gì người nói kể.
5. Rất ít hoặc không đưa thông tin phản hồi cho người nói (cả ngôn từ và phi ngôn từ).
6. Thay đổi chủ đề.
7. Chỉ trích.
8. Không cởi mở.
9. Nói quá nhiều.
10. Chỉ quan tâm đến mình.
11. Đưa ra những lời khuyên không mong muốn.
12. Quá bận để lắng nghe.
Những nghiên cứu trong hai thập kỷ qua với 500 huấn luyện viên và tư vấn doanh nghiệp đều có kết quả tương tự.
Hãy năng động
Một phương thức hữu hiệu để leo cao hơn trong sự nghiệp đó là tăng cường khả năng nghe của bạn. Những nhân viên lao động theo giờ có thể sử dụng 30% thời gian của họ để lắng nghe, trong khi đó những nhà quản lý dùng đến 60% và trên 70% là con số của các nhà quản trị. Liệu lắng nghe hiệu quả có dẫn đến sự thăng tiến nghề nghiệp? Về cơ bản, để thành công bạn phải là người biết lắng nghe và khả năng nghe tốt là nghe một cách chủ động.
Để trở thành người nghe chủ động, bạn phải bắt đầu với sự nhận thức. Khi nào mọi người tức giận với khả năng giao tiếp kém cỏi của bạn? Khi nào bạn có vấn đề với việc giao tiếp? Cách bạn lắng nghe như thế nào? Hãy hỏi mọi người bạn có thể làm gì để trở thành người nghe tốt hơn vì người khác có thể nhìn thấy lỗi lầm của bạn tốt hơn.
Sức mạnh của việc lắng nghe
Để trở thành một người lắng nghe thành công, bạn phải tin rằng nghe có sức mạnh đặc biệt của nó. Khi xã hội đã nhấn mạnh quá nhiều vào lời nói như một cách chiến thắng, thì người nghe giỏi có tầm ảnh hưởng mang tính chất phá vỡ và mang quyền lực một cách lặng lẽ. Vì người nói sẽ ít sức mạnh hơn nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự thông thái và cố gắng thuyết phục còn người nghe lại tạo ra ý nghĩa của những thông tin được nghe. Chính họ là sự lựa chọn cuối cùng cho những gì họ nghe thấy.