Binh pháp Tôn Tử và chiến thuật đòi tăng lương

Lượt xem: 1,079
“Bộ binh pháp” – sách chiến thuật do Tôn Tử soạn thảo vào đời Xuân Thu Chiến Quốc (thế kỷ thứ 6) đã trở nên nổi tiếng với 36 kế của nó. 36 kế trong “Binh pháp Tôn Tử” không chỉ được áp dụng vào chiến tranh, mà còn được áp dụng rất nhiều vào các khía cạnh khác của xã hội. Thậm chí, người ta còn áp dụng một số kế trong đó để đề xuất tăng lương nữa. Bạn có muốn thử không? Hãy chọn kế nào hợp lý nhất với hoàn cảnh của mình nhé.

1.Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn)

Ông chủ, ông nhất định không chịu tăng lương cho chúng tôi ư? Được thôi, chúng tôi có đủ khả năng và sự nhẫn nại để đình công và không đi làm nữa. Đến lúc đó, ai là người chịu thiệt? Có lẽ không phải là chúng tôi.

2.Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)

Hãy thử đánh tiếng là có công ty khác mời bạn về làm với mức lương khả dĩ hơn, đồng thời cho ông chủ biết không những bạn mà nhiều nhân viên khác cũng có ý định rời bỏ công ty sang làm việc cho một công ty khác. Nếu việc này xảy ra thì công ty sẽ ra sao? Không ai hiểu rõ điều này sẽ rõ hơn ông chủ của bạn. Cứ chờ kết quả xem sao.

3.Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến)

Khi ông chủ không để ý, bạn có thể bán đi một số giấy phế liệu của công ty hoặc dùng điện thoại của công ty gọi đường dài nhưng lại dùng vào việc riêng. Mặc dù việc làm nhỏ nhặt này của bạn không ăn nhằm gì, chỉ như “muối bỏ biển”, nhưng dần dần nó sẽ “tích gió thành bão”. Khi sếp biết, bạn hãy trình bày “hoàn cảnh” của mình, có thể bạn sẽ được đưa vào danh sách tăng lương.

4.Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)

Tung tin rằng sếp chuẩn bị tăng lương cho toàn thể nhân viên. Khi tất cả mọi người đều biết thông tin đó, ai cũng nghĩ mình sắp đựợc tăng lương. Điều này sẽ tăng áp lực lên ông chủ. Để giảm bớt “độ nóng”, ông chủ sẽ tăng lương.

5.Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)

Nếu như hiện tại bạn cảm thấy đòi tăng lương quá khó thì trước tiên hãy đòi tăng tiền làm thêm. Đợi “thời cơ chín muồi”, hãy đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu tăng lương của bạn với ông chủ. Lúc này thành công sẽ đến dễ dàng hơn.

7.Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)

Đầu tiên, bạn phải toàn tâm, toàn ý tranh thủ cơ hội yêu cầu tăng lương. Nếu yêu cầu của bạn thành công, bạn nên “có đi có lại” với những người đã ủng hộ mình, có thể chỉ là một câu cảm ơn hoặc một món quà nhỏ bày tỏ tấm lòng biết ơn của bạn với họ. Như vậy, mọi việc của bạn sẽ “xuôi chèo mát mái”.

8.Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)

Nếu yêu cầu đòi tăng lương của bạn khó có thể thực hiện, hãy làm đơn xin làm thêm một số việc ngoài chức trách. Bạn đảm bảo rằng mình có thể làm thêm việc trong phạm vi năng lực của mình theo yêu cầu của công ty. Bạn chấp nhận đi công tác hoặc làm thêm giờ mà không yêu cầu tăng thêm bấy kỳ khỏan phụ phí nào. Lúc đó, vì tinh thần làm việc hết mình của bạn, ông chủ không thể không tăng lương cho bạn.

9.Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác)

Bạn xin nghỉ ốm nhưng không bàn giao những công việc quan trọng của công ty cho đồng nghiệp khác. Nếu bạn là một nhân viên cao cấp thì cách này rất hiệu quả. Ông chủ sẽ cuống lên khi không có bạn. Lúc này, chỉ cần nhẹ nhàng đề xuất tăng lương thì chắc chắn mức lương của bạn sẽ được cải thiện.

10.Mỹ nhân kế (Kế dùng người đẹp)

Mọi người cùng nhau góp tiền lại rồi thuê một nhân viên trẻ đẹp để tiếp cận ông chủ hoặc bà chủ. Nhân viên này có nhiệm vụ hằng ngày nói tốt về thành tích làm việc cũng như năng lực của những nhân viên thuê mình, đồng thời không quên mục đích chính là đề nghị tăng lương cho những nhân viên “gương mẫu” đó. Chiến thuật này phải áp dụng theo tinh thần “mưa dầm thấm lâu”. Do đó, việc tăng lương còn phải chờ vào thời gian.

11. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân)

Nếu bạn đã áp dụng mọi chiêu thức trên nhưng không đem lại hiệu quả gì, chứng tỏ ông chủ của bạn quá rắn hoặc bạn thực sự không có năng lực để được tăng lương. Lúc này, chỉ còn một chiêu thức cuối cùng là thôi việc và đi tìm một công việc khác lương cao hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay