Brainstorming - Động não hiệu quả
Lượt xem: 14,734
Những chĩ dẫn sau cung cấp cho bạn cách động não hiệu quả khi làm việc trong một nhóm.
Các bước cần làm:
1. Đi đến một nơi mà không có những điều làm cả nhóm bị xao lãng (nơi có công trường đang xây dựng, nơi có xe cộ đông đúc qua lại, tiếng nhạc xập xình…tuyệt đối không phải là địa điểm thích hợp) và ở nơi mà mọi người có thể tập trung làm việc được.
2. Sắp xếp một nơi mà mọi người có thể thấy mặt nhau, và mọi người có thể thấy những gì đang được viết (như là bảng trắng, máy chiếu, v.v)
3. Phân công một người chịu trách nhiệm viết báo cáo hay biên bản (thư ký buổi họp), ghi nhận tất cả những ý kiến trong suốt buổi họp.
4. Đề ra quy luật, như là để cho một người nói trong một khoảng thời gian nhất định, cho phép tất cả thành viên đóng góp, ghi nhận các ý kiến, đảm bảo rằng không có câu trả lời là sai, tạo áp lực rằng không ai được chỉ trích hoặc xúc phạm người khác về ý kiến của họ.
5. Xác định vấn đề cần phải được thảo luận tập thể – bắt đầu bằng một câu hỏi để gợi ý mọi người cùng xây dựng ý kiến. Nêu rõ mục tiêu mà buổi họp cần phải nhắm đến.
6. Đặt ra những yêu cầu cần thiết đối với các thành viên tham gia buổi họp để đảm bảo mục tiêu chung đạt được. Chẳng hạn như: mỗi thành viên được yêu cầu đưa ra ít nhất 2 sự lựa chọn. Sau khi tổng hợp sẽ chọn ra một sự lựa chọn có nhiều phiếu bầu nhất. Đây là kết quả cuối cùng của nhóm.
7. Bắt đầu buổi thảo luận nhóm.
8. Khi mọi người đang chia sẽ ý kiến, thư ký cuộc họp nên ghi lại tất cả các ý kiến, sắp xếp theo từng mục nhất định và rõ ràng.
9. Một khi buổi thảo luận tập thể kết thúc, nên phân tích danh sách ý kiến và đánh giá từng ý kiến.
10. Khi xem xét các ý kiến, hãy kết hợp các ý kiến trùng hợp và tương tự lại và loại bỏ những ý kiến không phù hợp.
11. Thảo luận những ý kiến còn lại.
12. Hợp tác và thống nhất với nhau nhằm đạt được giải pháp cuối cùng một cách hiệu quả.
Bí quyết:
1. “Động não tập thể” là một tiến trình liên tục, bạn có thể phải luôn luôn dùng đến nó và đánh giá lại nó.
2. Càng nhiều ý kiến được đưa ra, thì càng có cơ hội đạt được một kết quả khả quan hơn.
3. Có rất nhiều cách nhằm sắp xếp các ý kiến thảo luận (như liệt kê các ý kiến, lướt web để tìm ý kiến mới, …)
4. Trong suốt buổi thảo luận, tuyệt đối không và cũng đừng bao giờ chỉ trích một ý kiến nào đó. Hành động này sẽ dễ gây ra ba phản ứng “tiêu cực” sau:
- Người bị chỉ trích sẽ có xu hướng không đưa ra thêm ý kiến nào vì sợ sẽ bị chế nhạo.
- Người bị chỉ trích chắc chắn sẽ cố phản ứng chống đối lại ngay lúc đó và tất nhiên sẽ làm mất thời gian của cả nhóm và buổi thảo luận sẽ biến thành một cuộc tranh cãi không có kết thúc.
- Các ý kiến trong tương lai tương tự hoặc gần giống với ý kiến đó thì có thể không được khuyến khích, ngay cả khi ý kiến kết thúc đó có thể rất tốt.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :