Buổi phỏng vấn có 3 phần...

Lượt xem: 13,254

Một cuộc phỏng vấn thông thường không kéo dài lâu, chỉ gói gọn trong khoảng thời gian từ 30-60 phút và được chia làm 3 phần. Nếu bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay trong phần đầu, coi như bạn đã nắm trong tay 80% cơ hội thành công.

Phần 1: Màn chào hỏi

Có thể coi như đây là phần khởi động. Trong những phút đầu tiên, nhà tuyển dụng có vẻ như không có “ý đồ” gì, nhưng thực ra họ đang ngầm quan sát bạn đấy. Cách chào hỏi, cái bắt tay chuyên nghiệp, cách ăn mặc, thậm chí cả hương thơm của bạn, sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu.

Nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi liên quan đến sở thích của bạn, về thời tiết ngày hôm đó thế nào, bạn đi bằng phương tiện gì, bạn nghĩ gì về quang cảnh của buổi phỏng vấn hôm nay,… Một số người luôn vào đề bằng câu hỏi: “Có thể nói cho tôi biết thêm về bản thân bạn không?”.

Những câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt đấy, những cử chỉ, hành vi không lời của bạn thực chất lại rất có ý nghĩa đối với sự thành bại của buổi nói chuyện. Đây là lúc để bạn thể hiện trí thông minh, tài giao tiếp, khả năng phân tích câu hỏi của bạn đấy.

Phần 2: Trao đổi thông tin

Đây mới là lúc “vào trận” thật sự. Nhà tuyển dụng sẽ tận dụng triệt để thời gian để khai thác bạn. Họ sẽ lật bạn qua lại như đang lật một chú cá trên chảo lửa. Vì vậy, bạn cần hết sức bản lĩnh, cứng rắn, sẵn sàng với mọi thử thách.

Để vượt qua được phần 2 này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thường thì các câu hỏi đều quen thuộc, bạn có thể học trong các cuốn sách hướng dẫn xin việc làm. Đây cũng là lúc bạn thể hiện khả năng, chuyên môn, năng lực của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội “khoe” tài năng trước nhà tuyển dụng nhé.

Phần 3: Tổng kết

Sau khi đã thỏa mãn mọi điều muốn biết, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn: “Bạn có câu hỏi nào không?”. Nhớ là hãy chủ động đặt câu hỏi, càng liên quan đến chuyên môn và công ty càng tốt, điều đó chứng tỏ bạn quan tâm thật sự tới công việc này. Nếu bạn im lặng, rụt rè lắc đầu hoặc e lệ: “Dạ không ạ”, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu tự tin và không chủ động trong công việc.

Đây cũng có thể là cơ hội bàn về chuyện lương bổng. Tốt hơn hết là đợi nhà tuyển dụng tự mở lời. Nếu bạn muốn là người chủ động thì cũng nên học cách nói thật tế nhị, lịch sự, đừng tỏ ra là người quá đam mê tiền bạc.

Bạn cũng nên lợi dụng thời gian ở phần ba này để nói lời cảm ơn với người phỏng vấn bạn. Đừng để đến lúc ra đến cửa rồi mới vội vàng quay lại: “À quên, tôi rất muốn nói lời cảm ơn…” - thật bất lịch sự!

Giờ thì bạn đã hình dung ra một cuộc phỏng vấn xin việc chưa? Hãy chuẩn bị thật kỹ nhé, và chúc bạn thành công!

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay