Các cung trong hình tròn lãnh đạo
Lượt xem: 13,225Nếu xem các hoạt động nhằm cải thiện kỹ năng lãnh đạo nằm trong một hình tròn, thì hình tròn đó sẽ gồm 4 cung: tự chủ, truyền đạt tầm nhìn, tạo động lực hành động và giành kết quả.
Các tổ chức phát triển và năng động không bao giờ được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo bất tài. Một số tổ chức có thể vẫn tồn tại những nhà lãnh đạo yếu kém, nhưng kết cục, việc lãnh đạo yếu kém làm mất công sức và hiệu quả của tổ chức. Rốt cuộc, sự hỗn loạn và bất hoà dẫn đến một sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo hoặc sụp đổ của tổ chức.
Nếu một tổ chức thu hút được những người tài năng, có đạo đức, sáng tạo sau đó khuyến khích họ nỗ lực hết mình, tổ chức đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà lãnh đạo. Nếu bạn thấy chỉ thấy tổ chức này gồm những người làm việc thiếu động cơ, không hiệu quả hoặc thậm chí rời bỏ tổ chức khi có những cơ hội tốt hơn, thì có thể việc lãnh đạo của tổ chức đó yếu kém. Nếu không xem xét đến những vấn đề này, tổ chức sẽ tụt dốc.
Khi thất bại, phản ứng đầu tiên của một người lãnh đạo bình thường là tìm ai đó để đổ lỗi, nhưng những nhà lãnh đạo thực sự trước tiên luôn tự xem lại chính mình. Đầu tiên, họ phải để ý đến đến khả năng lãnh đạo của mình và sau đó mới để ý đến cách làm việc của nhân viên. Sau đó họ tìm cách để truyền đạt một cách cởi mở những điều họ phát hiện ra, tạo ra sự tin cậy để đưa tổ chức tiến lên.
Cung thứ nhất: Tự chủ
Các nhà lãnh đạo xác định tầm nhìn của tổ chức, là minh chứng cho đạo đức và giá trị của tổ chức và thiết lập ranh giới cho hành vi có thể chấp nhận được. Mọi người đều nhìn vào lãnh đạo, do đó, họ có trách nhiệm lớn trong việc làm chủ cá nhân.
Về cảm giác, tự chủ chỉ đơn giản là việc bạn cảm thấy dễ chịu ở làn da của mình. Nó là việc hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ở một mức độ lớn hơn, tự chủ là khi bạn cảm thấy thoải mái với việc tự thể hiện và lắng nghe một cách tích cực.
Kỹ năng này khuyến khích nhà lãnh đạo không cảm thấy bị đe doạ hoặc đe doạ người khác khi cần phải chia sẻ thông tin. Tự chủ tạo ra một bầu không khí cởi mở và có được các đánh giá phản hồi của nhân viên. Thành công của mọi người phụ thuộc vào điều đó.
Cung thứ hai: Truyền đạt tầm nhìn
Có tầm nhìn cá nhân rất quan trọng, nhưng việc truyền đạt tầm nhìn ấy còn quan trọng hơn nhiều. Các nhà lãnh đạo vĩ đại truyền đạt những chủ đề lớn. Truyền đạt không chỉ đơn thuần là nói chuyện mà nó là sự liên hệ tạo ra tầm nhìn chung của tổ chức và cổ vũ tinh thần của nhân viên.
Tạo ra một tầm nhìn chia sẻ thì có ý nghĩa hơn so với việc nói ra một mục đích hoặc các mục tiêu cao ngất. Đó là việc hiểu các giá trị và mong ước của nhân viên và gắn kết mục tiêu của tổ chức với các giá trị và mong ước này.
Cung thứ ba: Tạo động lực hành động
Mọi người làm mọi thứ vì động cơ của họ, không phải vì động cơ của bạn. Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết họ chỉ có thể giành được thành công thông qua những người khác. Để thực hiện những chiến công vĩ đại, các nhà lãnh đạo đầu tiên phải khai thác và kiểm soát được các nguồn nhân lực sẵn có.
Những kỹ năng trong cung này xây dựng dựa hai cung trước. Thông qua việc làm chủ cá nhân và tầm nhìn chia sẻ, một nhà lãnh đạo có thể kích thích mọi người giành được nhiều hơn những điều họ nghĩ là họ có thể. Một động cơ lớn là làm cho nhân viên cảm thấy thích thú khi giải quyết các vấn đề họ phải đối mặt hàng ngày.
Hoặc đôi khi động cơ chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại các nhiệm vụ bình thường theo một cách mới có thể mang lại những lợi ích không ngờ. Động cơ đôi khi là việc tạo ra các mối quan hệ mới hoặc tạo ra sự liên kết trong tổ chức, tăng ảnh hưởng và tạo ra lực đẩy.
Khen ngợi sự gắn kết, nâng cao tính độc lập, tạo ra mạng lưới và các môi trường chia sẻ thông tin sẽ tăng năng suất và chất lượng công việc. Trở thành một người lắng nghe tích cực và biết cảm thông. Những phẩm chất này sẽ làm cho bạn thân thiết với người khác và động viên họ thành công.
Cung thứ tư: Giành kết quả
Các nhà lãnh đạo xuất chúng tập trung vào kết quả, nhưng họ cũng nhận ra rằng các thành tích không tự nhiên mà đến và không thể có được thành công chỉ bằng hành động của một người trong tổ chức.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại là người nhiều tham vong, họ đặt ra những mong ước cao. Nhưng họ cũng truyền đạt rằng họ chịu trách nhiệm ngang bằng trong việc giành kết quả. Họ chia sẻ quyền lực và thông tin và sau đó để nhân viên làm việc của họ. Nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại nói rằng họ biết họ đang làm việc của họ khi họ gắn kết những người giỏi lại với nhau.
Một nhà lãnh đạo thực sự sẽ khuyến khích mọi người chấp nhận mạo hiểm, nhưng họ cũng cho mọi người các nguồn lực cần thiết để biến sự mạo hiểm thành kết quả tích cực. Họ luôn chắc chắn sẽ khen ngợi cho việc làm tốt, thậm chí kể cả khi kết quả không lý tưởng đi nữa. Do đó, kết quả trở thành một phần của quá trình của công việc và trách nhiệm.