Các nhà lãnh đạo hiệu quả: nâng cao tinh thần làm việc

Lượt xem: 18,843

Giáo sư Joseph Maciariello

"Một nhà điều hành thiết lập tinh thần làm việc trong thực tế hàng ngày chính là một nhà lãnh đạo". Đó là quan điểm mà giáo sư Joseph Maciariello đưa ra trong bài viết "Các nhà lãnh đạo hiệu quả: nâng cao tinh thần làm việc" đăng trên tạp chí Leadership Excellence số tháng 1/2007. Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết của ông.

Các nhà lãnh đạo hiệu quả tạo ra tinh thần làm việc bằng cách làm những việc đúng đắn và khiến cho những người khác cũng làm như vậy. Họ luôn chính trực, có tầm nhìn về mục đích, hướng vào các cơ hội, vào khách hàng, vào công nghệ và đối thủ cạnh tranh để có được sự hài lòng của khách hàng và đáp ứng được các mục tiêu về lợi nhuận.

Hình thành và thực thi một mục đích đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có đủ hiểu biết về các kỹ năng và nhiệm vụ điều hành. Thử thách là để phát triển thế mạnh của mỗi người và để những người bình thường làm được những điều phi thường.

Vì nhu cầu cho việc thực hiện sẽ hình thành đặc điểm của các tổ chức có tinh thần cao, nên đầu tiên, các nhà điều hành tập trung hoạt động của các thành viên vào cơ hội và kết quả. Họ chú ý đến các quyết định có liên quan đến con người - lựa chọn, khen thưởng và thăng tiến - thể hiện điều gì được đánh giá cao, điều gì được khen thưởng và điều gì bị phạt.

Sự chính trực của nhà điều hành đặc biệt quan trọng với tinh thần làm việc hiện bởi vì các đặc điểm của nhà lãnh đạo sẽ làm gương cho nhân viên. Các hành động của nhà điều hành phải dựa trên những quy tắc nghiêm ngặt về trách nhiệm, tiêu chuẩn biểu hiện và sự tôn trọng với các cá nhân. Nếu tinh thần của một tổ chức tốt, thì đó là vì tinh thần của những người đứng đầu tổ chức là tốt. Một nhà điều hành thiết lập tinh thần làm việc trong thực tế hàng ngày chính là một nhà lãnh đạo. Theo Peter Drucker, lãnh đạo có liên quan đến việc "nâng cách nhìn của một người tới tầm cao hơn, tăng biểu hiện của một người tới tiêu chuẩn cao hơn và xây dựng một tính cách cá nhân vượt quá những giới hạn thông thường".

Cách tốt nhất để khuyến khích sự nổi bật của các nhà lãnh đạo là tạo ra một tổ chức lớn mạnh về tinh thần và mục đích. Mục đích sẽ chỉ ra tổ chức đó có ý định tạo ra giá trị cho khách hàng của nó như thế nào. Các nhà lãnh đạo phải trả lời các câu hỏi: Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Khả năng cốt lõi của chúng ta là gì? Ai là khách hàng và ai không phải là khách hàng của chúng ta? Chúng ta xem và nên xem những gì là kết quả? Cơ hội để tiến bộ của chúng ta nằm ở đâu?

Trong việc hình thành nên mục đích, đầu tiên, các nhà điều hành sẽ nhìn vào môi trường bên ngoài, nơi những người không phải là khách hàng được phục vụ, và nơi các khách hàng tương lai mong muốn được phục vụ. Hình thành một mục đích phải là một bài tập hướng về phía trước - đánh giá các xu hướng nảy sinh, các thay đổi tương lai và các vấn đề xã hội có thể trở thành cơ hội của tổ chức.

Trong việc xác định giá trị cốt lõi, các nhà lãnh đạo phải hỏi: "Chúng ta thực sự có thế mạnh ở lĩnh vực nào?" và "Chúng ta nên làm gì?". Những điều được xác định là nhiệm vụ, giá trị cốt lõi hay khách hàng không chỉ phải phù hợp với thực tế, mà còn phải phù hợp với nhau.

Nếu mục đích khác nhau, thì sự loại bỏ, đổi mới và thay đổi là cần thiết. Các nhà lãnh đạo phải nhận ra khi nào từ bỏ một sản phẩm, một quá trình và thiết lập nguồn lực cho các cơ hội nhiều hứa hẹn hơn.

Rèn luyện 5 kỹ năng

Các nhà điều hành hiệu quả sử dụng 5 kỹ năng:

1. Quản lý thời gian

Nhiều nhà điều hành mất nhiều thời gian bởi những nhu cầu không hiệu quả của những người khác. Các nhà điều hành hiệu quả giảm bớt thời gian lãng phí để giành được các ưu tiên cao hơn, tập trung chủ yếu vào kết quả, phát triển con người và nuôi dưỡng các giá trị.

2. Thiết lập các ưu tiên

Điều này khuyến khích họ tập trung vào các cơ hội vào các nhiệm vụ mà hứa hẹn sẽ mang lại kết quả. Làm những điều quan trọng nhất trước tiên - tập trung nỗ lực vào các lĩnh vực ưu tiên - sẽ khuyến khích các nhà điều hành giành được các biểu hiện xuất sắc hơn

3. Ra các quyết định về nhân lực

Những quyết định này nên phù hợp với thế mạnh của một người và phần việc của vị trí đó. Điều này đỏi hỏi nhà lãnh đạo phải hiểu phần việc, xem xét các ứng viên đủ chất lượng, kiểm tra cách làm việc và chắc chắn rằng ứng viên được lựa chọn hiểu biết đầy đủ về công việc. Các nhà lãnh đạo hiệu quả xây dựng trên các điểm mạnh của mỗi người.

4. Loại bỏ những hoạt động không hiệu quả

Các nhà điều hành nên hỏi, nếu chúng ta chưa tiến hành các hoạt động, sản phẩm hoặc quy trình đặc biệt, bây giờ chúng ta có nên làm chúng hay không? Nếu không, họ nên hỏi rằng, "Chúng ta nên làm gì với nó bây giờ?" "Chúng ta có nên cố gắng để làm cho nó hiệu quả hơn, loại bỏ nó, nếu đó là sản phẩm, thì bán nó đi?

5. Đưa ra các quyết định hiệu quả

Đây vừa là một kỹ năng - đi theo một bước đúng trong một trật tự đúng - và một thực tế của công việc điều hành. Các nhà điều hành đưa ra các quyết định mà có tác động đến kết quả. Do đó, việc ra quyết định sẽ phân biệt công việc của họ.

Các nhiệm vụ điều hành

1. Làm rõ mục đích và thiết lập các mục tiêu

Quản lý bằng các mục tiêu có liên quan đến việc thiết lập mục tiêu để cân bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Những mục tiêu này trở thành nền tảng cho việc tổ chức nguồn nhân lực và tài chính, phân công công việc và tạo điều kiện cho việc làm việc nhóm.

2. Tổ chức bằng việc phân loại các hoạt động và đặt chúng vào hệ thống tuỳ theo đóng góp của chúng với mục tiêu

Tổ chức nên dẫn đến một vài mối quan hệ mà mỗi vị trí đòi hỏi để giành được biểu hiện. Cấu trúc nên để cho các quyết định được đưa ra từ mức độ thấp nhất, vì mỗi cấp độ lại thêm phức tạp và ồn ào.

3. Động viên và truyền đạt

Điều này đòi hỏi các kỹ năng xã hội, sự tin cậy và sự tập trung vào kết quả. Nó bao gồm cả việc mang lại những phần thưởng hợp tình hợp lý mà cân bằng giữa công lao của cá nhân với nhu cầu và sự ổn định của nhóm.

4. Thiết lập các tiêu chuẩn so sánh biểu hiện và các nỗ lực trực tiếp tới mục tiêu

Biểu hiện trong mỗi vị trí được đo lường trong mối quan hệ với mục tiêu. Thiết lập sự kiểm soát và bộ máy báo cáo sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển.

5. Quản lý nghề nghiệp và phát triển những người khác

Quản lý đòi hỏi bạn xác định những điều gì bạn giỏi (thế mạnh của bạn) và ở đâu nỗ lực của bạn phù hợp nhất (tạo ra đóng góp lớn nhất). Bạn cũng phải giúp mọi người xung quanh phát triển khả năng và tối đa đóng góp của họ.

Một tổ chức có tinh thần tốt có những nhà điều hành năng động trong việc dẫn dắt thay đổi bằng việc nhận thức rõ được rằng "tương lai vừa mới diễn ra".

* Joseph Maciariello là Giáo sư về quản lý, ở Trường quản lý Peter Drucker và Masatoshi Ito thuộc Đại học Claremont. Ông chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực: Drucker với quản lý, hệ thống kiểm soát quản lý, quản lý các dự án tổ chức và quản lý chi phí.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay