“Các nhân viên có tin tưởng tôi không?”

Lượt xem: 12,854

Để là một nhà quản lý thành công, bạn phải trả lời được chính xác câu hỏi: “Các nhân viên bạn đang quản lý họ thực sự tin tưởng để cho bạn dẫn đường không?”.

Nếu họ chỉ tin yêu đồng nghiệp mà không tin yêu bạn, việc chỉ huy, dẫn đường của bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Có 2 câu hỏi sau mà bất kỳ nhà quản lý cũng cần trả lời:

1. Bạn có cho rằng việc nhân viên không đặt niềm tin ở sếp là vấn đề lớn?

2. Làm sao để biết các nhân viên có tin tưởng sếp hay không?


Nhân viên không có niềm tin ở sếp thực sự là một vấn đề lớn: đó là câu trả lời mà bạn sẽ nhận được ở bất cứ nhà quản lý nào. Họ biết rõ rằng khi sếp và nhân viên làm việc không dựa trên niềm tin lẫn nhau thì có 2 yếu tố quan trọng nhất sẽ bị ảnh hưởng. Đó chính là hiệu quả công việc và lợi nhuận chung.

Hiệu quả công việc: Tôi có thể đảm bảo rằng dù bạn giỏi đến đâu nhưng khi không có niềm tin nơi nhân viên thì công việc của bạn không thể đạt hiệu quả cao như mong muốn. Khi họ không cho rằng những quyết định hay yêu cầu của bạn là đúng thì họ sẽ làm công việc đó một cách chống chế và chắc chắn không thể có được kết quả tốt.

Khi bạn không thể đem lại hiệu quả công việc tốt, làm sao bạn chứng minh với sếp của bạn rằng bạn là một nhà quản lý tốt. Vì vậy, nó vừa ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của từng nhân viên và cả của chính bạn.

Lợi nhuận chung: Chúng ta có thể nhìn thấy ngay đó chính là sự lãng phí về thời gian, tiền bạc và sự sáng tạo. Cả nhân viên và người quản lý đều không có hứng thú làm việc, và dưới áp lực không thoải mái đó cũng sẽ không có ai muốn nghĩ hay khám phá ra một điều gì mới mẻ tạo hiệu quả hay năng suất cho công việc.

Hậu quả là khách hàng sẽ không có được điều họ mong muốn và công ty mất đi khách hàng. Lợi nhuận mất đi sẽ không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà rồi sẽ ảnh hưởng đến từng nhân viên.

Có 3 cách sau để bạn có thể biết nhân viên có tin tưởng bạn hay không:

Hãy trực tiếp hỏi họ: Một trong những cách dễ dàng nhất để có được câu trả lời đó là trực tiếp hỏi các nhân viên. Bạn có thể mời một vài người trong nhóm làm việc của bạn mà bạn tin tưởng. Tuy nhiên đừng bắt đầu bằng việc hỏi họ “Bạn cảm thấy như thế nào về tôi?” mà thay vào đó bạn nên hỏi chung “Cả nhóm cảm thấy thế nào về khả năng quản lý của tôi?”. Đừng cố gắng cô lập các lời bình luận thành ý kiến của riêng từng người, cần tập trung vào cảm nhận của cả nhóm.

Hãy lắng nghe họ: Khi bạn hỏi nhân viên một câu hỏi nào đó, bạn cần thực sự lắng nghe câu trả lời của họ. Bạn phải để ý từng lời cũng như cử chỉ của họ khi trả lời bạn. Ví dụ, khi họ đang nói điều gì đó về bạn và đột nhiên dừng lại thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng họ chưa hoàn toàn tin tưởng bạn.

Hãy thân thiện hơn: Hãy ra khỏi văn phòng của mình để quan sát các nhân viên làm việc. Việc đi lại thường xuyên được coi là một bí quyết của người quản lý giỏi. Bạn sẽ nghe và nhìn thấy những điều mà bạn không bao giờ có thể thấy trong các báo cáo mà nhân viên đưa cho bạn. Hơn nữa khi nhân viên thấy sếp mình thường xuyên đi lại và bắt chuyện với các nhân viên như vậy, họ sẽ bắt đầu nhìn bạn như là một đồng nghiệp khác, không còn bóng dáng của một người sếp “khó gần và hay cáu bẳn”.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay