Cái giá phải trả khi chọn sai ngành học

Lượt xem: 44,973

 Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Việc làm Yên Phong Bắc Ninh

Việc làm tại Bắc Giang

Việc làm telesales

Cái giá phải trả khi chọn sai ngành học

Việc trở thành thủ khoa của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 khiến cho phụ huynh rất tự hào về con em mình. Bên cạnh học tập để trau dồi kiến thức cho bản thân, phụ huynh cũng có thể định hướng các em tìm việc làm thêm, việc làm part time để trau dồi kỹ năng mềm. Có nhiều sinh viên năm thứ hai, thứ ba vẫn còn băn khoăn, dao động bởi ngành học chưa phù hợp. Do hướng nghiệp, chọn nghề sai nên nhiều người trong số họ phải trả cái giá quá đắt. Đó là những vấn đề được đặt ra tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp do Công ty Le & Associates tổ chức tại Trường THPT Trương Vương mới đây.

Học Sư phạm ra trường chỉ có đi dạy, học Kinh tế sẽ dễ kiếm việc làm, học Y không lo bị thất nghiệp… đó là suy nghĩ của đa số bạn trẻ về chọn nghề cho tương lai. Theo chị Lê Xuân, chuyên viên nhân sự của Jobviet.com, điều này cho thấy sự hiểu biết của các bạn trẻ về nghề nghiệp còn phiến diện và chưa đầy đủ.

Tốt nghiệp Sư phạm vẫn có thể là một nhà nghiên cứu về học đường, học Kinh tế có thể là một nhà quản lý hoặc một nhân viên kinh doanh,… Thực tế cho thấy, một số bạn đã chọn thi vào chuyên ngành vì nghĩ rằng sẽ giúp mình có một công việc thích hợp sau này.
Thế nhưng, theo các chuyên gia về giáo dục, chọn nghề không chỉ liên quan đến sở thích mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như năng lực, phẩm chất, cá tính… Nếu những yếu tố đó không kết nối được với nhau thì việc chọn nghề, hướng nghiệp sai sẽ gây hậu quả lớn - lãng phí công sức, tiền của. Trên thực tế có một số sinh viên học đại học năm thứ nhất, thứ hai đã bỏ học vì không biết ra trường mình sẽ làm gì; một số khác thì chọn con đường thi lại, học thêm một bằng kỹ sư, cử nhân khác.

“Em học công nghệ thông tin, chuyên ngành lập trình, đã tốt nghiệp ra trường và đi làm. Làm được nửa năm em mới cảm thấy bản thân không hợp với nghề này. Giờ em nên làm gì?”- câu hỏi của bạn Vũ Thị Thu Hương cũng là ý kiến đại diện cho nhiều sinh viên cảm thấy “lạc đường nghề nghiệp” hoặc bất mãn với nghề mình đã chọn.

Chị Nguyễn Thu Giao, chuyên viên về nhân sự cho biết: “Một số bạn trẻ bị tác động từ cha mẹ, sự rủ rê của bạn bè đã chạy theo một số ngành nghề thời thượng như: công nghệ thông tin, đối ngoại, quản trị kinh doanh,… Họ nghĩ đơn giản rằng những nghề này mới có tương lai. Nhưng sau một thời gian ngồi trên ghế giảng đường, học những điều mình không thấy thích thú, phù hợp, họ đâm ra chán nản, một số bị khủng hoảng tinh thần.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Thực tế có hơn 15%-20% sinh viên ra trường mới nhận biết mình chọn sai nghề. Khi bản thân còn mơ hồ giữa chuyên ngành học và công việc thực tế sau này, họ sẽ phải trả cái giá đắt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc định hướng nghề nghiệp sai. Bởi lẽ khi quyết định theo học một ngành nào đó, các bạn trẻ thường không đánh giá đúng giá trị bản thân, không tự lượng được khả năng, tố chất của mình. Song song đó, họ cũng không hiểu rõ nguồn thông tin về ngành sẽ học cũng như khi ra trường sẽ làm công việc gì, đặc thù của nghề ra sao?…

Theo các chuyên gia về giáo dục những học sinh lớp 8, 9, cần có định hướng nghề nghiệp trước khi quyết định chọn chuyên ban và ngành học. Theo khảo sát của ngành Sử học ở Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đã học. Tương tự, các ngành học khác tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành cũng dao động ở mức 30%-50%.

Chính 3 khâu: nhận thức về nghề, thái độ về nghề và xu hướng hành vi về nghề sẽ quyện chặt vào nhau và giúp cá nhân chọn nghề đúng đắn nhất, thích hợp nhất. Vì vậy, các chuyên gia tư vấn trong Ngày hội tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT Trưng Vương đưa ra lời khuyên: “Nếu nhận thấy mình đã chọn sai ngành, đừng nên vội chán nản. Phải xem xét kỹ nghề mình yêu thích với những nghề có thể chấp nhận theo chuyên ngành mình đã học để lựa chọn lại ngành nghề cho phù hợp”.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay